Bangladesh đối mặt thách thức lớn về an ninh lương thực do nắng nóng

Lâm Hưng - Thứ Hai, 08/07/2024 , 15:44 (GMT+7)

Nắng nóng khắc nghiệt ở Bangladesh đã phơi bày những thách thức lớn đối với an ninh lương thực, ảnh hưởng đến mọi thứ, từ sản xuất trái cây đến chăn nuôi gia cầm.

Nông dân trồng vải thiều Ashraful Islam phải liên tục tưới nước cho vườn cây ăn quả của mình trong đợt nắng nóng. Ảnh: Dialogue Earth.

Bên cạnh các trận lốc xoáy, hạn hán và lũ lụt xảy ra thường xuyên, nắng nóng khắc nghiệt đang đẩy Bangladesh vào cuộc khủng hoảng an ninh lương thực. Các đợt nắng nóng năm nay, với mức nhiệt kỷ lục 43,8°C ghi nhận được ở Jashore vào ngày 30/4, đã gây thiệt hại trên diện rộng cho ngành nông nghiệp Bangladesh.

Sản xuất trái cây bị ảnh hưởng bởi nắng nóng

Vào giữa tháng 5, đợt nắng nóng nghiêm trọng đã tàn phá các vườn xoài trên khắp Bangladesh. Ekelakh Hossain, một nông dân trồng xoài ở Biral Upazila, đã chứng kiến những quả xoài non khô quắt và rụng khỏi cây do nắng nóng gay gắt.

"Đất trong vườn trái cây nóng đến mức xoài non bắt đầu khô quắt và rụng khỏi cây. Năm nay, sản lượng xoài sẽ thấp hơn khoảng 20 - 30% so với năm trước do nắng nóng khắc nghiệt", ông Hossain nói.

Để bảo vệ vườn cây ăn quả của mình, ông Hossain đã phải dùng đến hệ thống tưới tiêu hàng ngày, tiêu tốn của ông 1.000 taka (8,54 USD) mỗi ngày. Năm ngoái, ông đã chi tổng cộng 150.000 taka (1.281 USD) để sản xuất xoài trên vườn cây ăn quả rộng 2,6ha của mình. Năm nay, ông lo ngại tổng chi phí sản xuất sẽ tăng gấp đôi do phải bỏ nhiều tiền hơn cho việc tưới tiêu.

"Chi phí sản xuất tăng và năng suất giảm có nghĩa là chúng tôi sẽ không có lợi nhuận trong năm nay", ông Hossain nói.

Theo Cục Khuyến nông (DAE), Bangladesh đã sản xuất khoảng 2,3 triệu tấn xoài trong niên vụ 2020-2021, 2,5 triệu tấn trong niên vụ 2021-2022 và 2,35 triệu tấn trong niên vụ 2022-2023. Các báo cáo chỉ ra rằng đợt nắng nóng năm nay đã làm giảm 40% sản lượng xoài, khiến giá tăng vọt và gây căng thẳng cho thị trường.

Không chỉ xoài bị ảnh hưởng. Ashraful Islam, một nông dân khác ở Biral Upazila, cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự với vườn vải thiều rộng 18ha của mình. Nắng nóng gay gắt đã khiến hoa vải héo và quả non rụng sớm.

"Tôi không thể ngừng bơm nước từ giếng của mình dù chỉ một phút. Tôi đã tưới cho vườn vải thiều của mình trong 7 ngày liên tiếp để bảo vệ trái cây trước đợt nắng nóng", ông Islam nói. Ông Islam ước tính rằng chi phí sản xuất vải thiều của ông sẽ tăng lên khoảng 2,5 triệu taka (21.280 USD) trong năm nay, so với 1 triệu taka (8.512 USD) trong năm 2023.

Cục Thống kê Bangladesh (BBS) báo cáo rằng 92.958 tấn vải thiều đã được sản xuất trong năm 2021-2022 và 104.708 tấn trong năm 2022-2023. Tuy nhiên, Abdul Awal, lãnh đạo bộ phận trồng trọt tại DAE, ước tính rằng sản lượng năm nay của cả vải thiều và xoài sẽ giảm 30% do nắng nóng.

Ông Awal cũng nhấn mạnh tác động của nắng nóng gay gắt đối với ngành nông nghiệp trên cả nước, lưu ý rằng các vườn cây hộ gia đình với nhiều loại trái cây khác nhau, bao gồm mít, dâu đen, dừa, đu đủ và mãng cầu, cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đợt nắng nóng trên toàn quốc.

Abul Kalam Mallick, một nhà khí tượng học tại Cục Khí tượng Bangladesh, nói với Dialogue Earth rằng nước này đã trải qua tổng cộng 73 ngày nắng nóng khắc nghiệt trong các đợt nắng nóng khác nhau trong năm nay, bao gồm một đợt nắng nóng nghiêm trọng kéo dài 52 ngày trong tháng 4 và tháng 5. "Mô hình và đặc điểm của nắng nóng ở Bangladesh đã thay đổi do biến đổi khí hậu toàn cầu. Các đợt nắng nóng giờ xảy ra ngay cả trong mùa mưa", ông Mallick nhận xét.

Xoài non rụng tại vườn cây của nông dân Ekelakh Hossain. Ông ước tính đợt nắng nóng sẽ làm giảm sản lượng xoài tới 30% so với năm ngoái. Ảnh: Dialogue Earth.

Sản xuất lúa gạo bị ảnh hưởng

Gạo, loại lương thực chính cho hơn 160 triệu người dân Bangladesh, rất quan trọng đối với an ninh lương thực của đất nước. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng nắng nóng kéo dài có thể tác động tiêu cực đến sản xuất lúa. Mặc dù sản lượng tăng trong năm ngoái, với 39,09 triệu tấn gạo được sản xuất trong năm 2022-2023, so với 38,14 triệu tấn trong năm 2021-2022, sản lượng gạo năm nay có thể sẽ giảm mạnh.

Nur Ahmed Khondaker, trợ lý đại diện của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Bangladesh, giải thích rằng nắng nóng khắc nghiệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thụ phấn của lúa và hình thành hạt. "Nhu cầu nước cho sản xuất lúa gạo sẽ tăng trong tương lai do nắng nóng khắc nghiệt. Nếu ruộng lúa không được tưới tiêu đúng cách, sản lượng sẽ giảm", ông nói.

Mohammad Khalequzzaman, giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu lúa Bangladesh (BRRI), lưu ý rằng nhiệt độ cả ngày và đêm đều tăng, làm gián đoạn quá trình sinh trưởng của cây lúa.

"Nếu chúng ta không có các biện pháp chuẩn bị ứng phó với nắng nóng, sản lượng lương thực sẽ giảm", ông Khalequzzaman cảnh báo. Tuy nhiên, ông đề cập rằng BRRI đã phát triển một giống lúa chịu nhiệt, hiện đang được thử nghiệm và dự kiến sẽ cung cấp cho nông dân vào năm tới.

Gia súc, gia cầm cũng bị ảnh hưởng

Các đợt nắng nóng cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi của Bangladesh, đặc biệt là gia cầm. Nhiệt độ cao đã dẫn đến tỷ lệ gà chết tăng đáng kể và sản lượng trứng giảm mạnh.

Badrul Alam Noman, một nông dân chăn nuôi gia cầm ở Kishoreganj, báo cáo rằng gà tỏ ra biếng ăn hơn trong đợt nắng nóng vừa qua, dẫn đến sinh trưởng chậm hơn và sản lượng trứng thấp hơn. "Sản lượng trứng giảm từ 20 - 30% và trọng lượng gà thịt trung bình giảm hơn 300 - 400 gram", ông nói.

Chi phí nhân công tăng và thiếu lao động

Đợt nắng nóng cũng làm tăng chi phí lao động trong toàn ngành nông nghiệp, vì nhiều công nhân tránh làm việc trong nhiệt độ cực cao hoặc yêu cầu mức lương cao hơn khi làm việc trong điều kiện như vậy.

Masum Miah, một nông dân ở huyện Kishoreganj, đã phải chật vật tìm người thu hoạch cánh đồng lúa của mình. Cuối cùng ông đã tìm được 3 lao động nhưng phải trả 800 taka (6,81 USD) mỗi ngày, cao hơn đáng kể so với mức thông thường là 500 taka (4,26 USD).

"Người lao động không muốn làm việc trong đợt nắng nóng, vì vậy tôi phải trả nhiều tiền hơn để thu hoạch lúa kịp thời", ông Miah giải thích.

Abul Hasem, một nông dân khác cũng đồng tình quan điểm này: "Mặc dù được trả nhiều tiền hơn, họ cũng không nhận các công việc ngoài đồng khi nắng nóng cao điểm. Họ chỉ trở lại làm việc khi nhiệt độ đã giảm".

Hamida Khatun, một nữ nông dân khác, cho biết bà buộc phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt để thu hoạch trước khi mùa mưa lũ đến. "Chúng tôi phải vất vả lao động trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Mỗi khi nghỉ giải lao, chúng tôi thường đổ nước lên đầu để làm mát", bà nói.

Một nông dân dùng ô để đi phơi lúa trong đợt nắng nóng kỷ lục ở Bangladesh. Ảnh: Dialogue Earth.

"Không còn lựa chọn nào khác ngoài đổi mới"

Khi Bangladesh vật lộn với một đợt nắng nóng kỷ lục năm nay, khả năng phục hồi của ngành nông nghiệp đang đứng trước nhiều thách thức. Chính phủ cần có các hành động khẩn cấp để bảo vệ sinh kế của nông dân và đảm bảo an ninh lương thực.

Giới chuyên gia ủng hộ việc áp dụng các biện pháp canh tác thích ứng với khí hậu, chẳng hạn như phát triển và phổ biến các giống cây trồng chịu nhiệt.

Golam Rabbani, người đứng đầu ban thư ký Quỹ Climate Bridge, cho biết chính phủ nên phân bổ ngân sách cho nghiên cứu nông nghiệp để đổi mới các giống cây trồng chịu nhiệt và phổ biến chúng cho người nông dân.

"Các giải pháp nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu nên được triển khai trên toàn quốc nhằm ứng phó với nắng nóng khắc nghiệt", ông nói thêm rằng năng lực của các cán bộ nông nghiệp cơ sở phải được nâng cao để họ có thể hướng dẫn nông dân và giúp họ tìm ra giải pháp bảo vệ cây trồng trước nhiệt độ cực cao.

Cải thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi và kỹ thuật quản lý nước hiệu quả cũng rất quan trọng. Ông Rabbani nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên nước ở các khu vực dễ bị hạn hán và bị ảnh hưởng bởi nắng nóng. Điều này sẽ giúp đảm bảo cho nông dân đủ nước để tưới tiêu, đặc biệt là khi mực nước ngầm hàng năm ở khu vực phía bắc và tây bắc giảm trong mùa khô.

Bên cạnh đó, Bangladesh cần có các chính sách toàn diện cấp quốc gia để hỗ trợ nông dân và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp. Malay Choudhury, Thư ký Bộ Nông nghiệp Bangladesh, cho rằng nước này không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải đổi mới, sử dụng các giống cây chịu nhiệt.

"Đó là lý do tại sao Chính phủ đã tăng cường hợp tác với các tổ chức nghiên cứu nông nghiệp quốc tế để phát triển các giống cây chịu nhiệt. Bộ Nông nghiệp thường xuyên cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ cho nông dân để họ có thể sản xuất cây trồng của họ trong bối cảnh biến đổi khí hậu", ông nói.

Aminul Haque, một cán bộ khoa học tại Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Bangladesh, nhấn mạnh sự cần thiết phải có một chính sách quốc gia để bảo vệ ngành chăn nuôi gia cầm khỏi tác động của nắng nóng.

"Các đợt nắng nóng sẽ có tác động lâu dài đến ngành chăn nuôi gia cầm... Việc xây dựng một chính sách quốc gia hiện là điều cấp thiết để bảo vệ ngành chăn nuôi gia cầm khỏi tác động của nắng nóng", ông nói.

Lâm Hưng
Tin khác
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 3] Đóng góp thầm lặng từ những mô hình nông lâm kết hợp
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 3] Đóng góp thầm lặng từ những mô hình nông lâm kết hợp

Bên cạnh việc góp phần chuyển đổi hệ thống thực phẩm, đảm bảo sinh kế cho người dân, nông lâm kết hợp còn có ý nghĩa quan trọng trong mục tiêu trung hòa carbon.

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy

Đánh bắt cá là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Na Uy. Ngành này đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi biến đổi khí hậu.

Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama
Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama

Các nhà khoa học lai tạo ra giống chuối Yelloway One có thể kháng lại dịch bệnh Panama được mệnh danh là ‘kẻ hủy diệt’ chuối hàng loạt.

Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?
Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?

Một cuộc tranh cãi bất phân thắng bại đã thu hút giới học giả về lương thực của các bộ tộc ở Úc liệu có thể trở thành thực phẩm phù hợp trong tương lai.

Giới khoa học Mexico: Thế giới bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6
Giới khoa học Mexico: Thế giới bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6

Các nhà khoa học Mexico chứng minh rằng Trái đất đã chính thức bước vào giai đoạn đầu của cuộc đại tuyệt chủng; loài người có thể chấm dứt trong vòng 200 năm tới.

Trung Quốc có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
Trung Quốc có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu

Bằng cách đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới, Trung Quốc có thể hỗ trợ các quốc gia châu Phi phát triển nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Trung Quốc rút ngắn thời gian sinh trưởng cây nho bằng trí tuệ nhân tạo
Trung Quốc rút ngắn thời gian sinh trưởng cây nho bằng trí tuệ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây nho.

Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến
Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến

Tỷ lệ bò bị nhiễm cúm gia cầm chết ở California (Hoa Kỳ) tăng mạnh so với các tiểu bang khác, khiến các công ty xử lý xác động vật quá tải khi thời tiết nắng nóng.

Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1
Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1

Cúm gia cầm quy mô lớn đã ảnh hưởng đến ít nhất 280 trang trại bò sữa ở 14 bang của Hoa Kỳ, đòi hỏi khả năng nhận biết và hành động sớm.

Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan
Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan

ĐBSCL Kinh nghiệm từ Đài Loan cho thấy, nhiều phương pháp hiệu quả trong việc tái chế chất thải nông nghiệp thành sản phẩm có giá trị, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Nông nghiệp Anh: Từ tiến bộ công nghệ đến chiến lược xuất khẩu mới
Nông nghiệp Anh: Từ tiến bộ công nghệ đến chiến lược xuất khẩu mới

Bài viết điểm qua những bước tiến của nông nghiệp Vương quốc Anh trong 20 năm qua và các chính sách nhằm tái phát triển, nâng cao vị thế của ngành nông nghiệp Anh.

Hàn Quốc: Ngân sách trả 40% lương để thu hút lao động nông nghiệp
Hàn Quốc: Ngân sách trả 40% lương để thu hút lao động nông nghiệp

Thuộc nhóm những chính sách hay của tỉnh Chungcheongbuk để duy trì vị trí tỉnh dẫn đầu tăng trưởng của Hàn Quốc là duy trì tăng dân số, đãi ngộ tốt người lao động.