Thứ Hai 08/07/2024 , 14:22 (GMT+7)

Bạt ngàn na trên cao nguyên Sơn La

Thứ Hai 08/07/2024 , 14:22 (GMT+7)

Với tổng diện tích gần 1.000ha, na là cây có hiệu quả kinh tế hàng đầu của Sơn La, mang lại thu nhập tiền tỷ cho người trồng, nhất là ở huyện Mai Sơn.

 

Những năm gần đây, Sơn La trở thành "hiện tượng nông nghiệp" trên toàn quốc với diện tích cây ăn quả vượt 82.000ha, dẫn đầu cả nước. Trong số các cây ăn quả trồng trên vùng đất Tây Bắc này, na là đối tượng dẫn đầu về hiệu quả kinh tế do có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng lý tưởng kết hợp với kỹ thuật canh tác tay nghề cao của bà con nông dân.

 

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp Sơn La, hiện nay diện tích na toàn tỉnh vào khoảng 970ha, trong đó diện tích cho thu hoạch xấp xỉ 610ha. Trong năm 2024, dự kiến sản lượng na toàn tỉnh sẽ đạt khoảng hơn 7.100 tấn. Trong đó, Mai Sơn có thể xem là thủ phủ na của Sơn La với diện tích trồng và cho thu hoạch tương ứng là 790ha và 500ha, chiếm trên 80%, sản lượng dự kiến trong năm 2024 của na Mai Sơn vào khoảng hơn 6.700 tấn.

 

Cây na được đưa vào trồng tại huyện Mai Sơn từ những năm 1990, chủ yếu trên địa bàn xã Cò Nòi, xã Nà Bó, xã Hát Lót và thị trấn Hát Lót, trong đó nhiều nhất là ở xã Cò Nòi. Hiện nay, tại Mai Sơn, bà con nông dân trồng 3 giống na chính là na dai, na Thái và na sầu riêng. Trong đó, diện tích na dai đang ngày càng giảm, thay vào đó là na Thái, na sầu riêng ghép cải tạo trên thân na dai.

 

Nằm bao quanh Quốc lộ 6, Cò Nòi là xã có diện tích na lớn nhất của huyện Mai Sơn với tổng diện tích canh tác khoảng 400ha và một nửa trong số đó cho thu hoạch. Không chỉ có diện tích, chất lượng na ở Cò Nòi cũng vượt trội với kỹ thuật và trình độ canh tác cao của người dân địa phương. Toàn xã có gần 200ha na được trồng ứng dụng công nghệ cao và hơn 5ha trồng theo hướng hữu cơ, sản lượng quả hằng năm dao động quanh mức 3.000 tấn.

 

Với cây na, thời gian thu hoạch na dai kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9; na Thái (na Hoàng hậu) thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 12 và na sầu riêng thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau. Thời điểm này, cây na đang ra hoa, đậu quả, các hộ nông dân đang tập trung chăm sóc, bón phân, làm cỏ theo đúng quy trình.

 

Thời gian vừa qua, chính quyền xã Cò Nòi cũng như cán bộ cơ quan chuyên môn về nông nghiệp của huyện Mai Sơn liên tục gặp gỡ, hướng dẫn, tập huấn cho người trồng na. Trong đó, tập trung áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng hữu cơ, sạch, an toàn, bảo đảm trái na to, mẫu mã đẹp, vỏ mỏng, ruột nhiều, năng suất cao hơn.

 

Bên cạnh kỹ thuật ghép cải tạo trên thân cây na dai đã dần thoái hóa, người trồng na ở Mai Sơn còn chủ động thụ phấn cho cây để có được những đợt ra quả theo mong muốn, cả về thời gian và chất lượng. Cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Mai Sơn nói, ngoài được đào tạo, bà con nông dân còn tự học lẫn nhau cũng như tìm hiểu thêm trên mạng để cập nhật, bổ sung kiến thức canh tác. Trong ảnh là những bông hoa na được lựa chọn, đem về phơi và thu phấn trước khi người dân mang trở lại vườn để thụ phấn.

 

Về chủ trương, huyện Mai Sơn vẫn xác định sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư thâm canh, đưa các giống mới và áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Từ đó, tăng giá trị, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và xuất khẩu.

 

Với những kỹ thuật canh tác cập nhật, áp dụng từ trước trong và sau khi thu hoạch, nên giá trị kinh tế của cây na đang được khẳng định tại huyện Mai Sơn. Doanh thu của mỗi ha na trên địa bàn huyện có khi chạm mức 1 tỷ đồng với những gia đình có kỹ thuật tốt. Xét trên bình diện chung, lợi nhuận sau khi trừ hết các chi phí của cây na tính trên mỗi ha thường dao động quanh 200 triệu đồng với na dai và 300 - 350 triệu đồng với na Thái. Riêng cây na sầu riêng, giá trị kinh tế rất cao nhưng còn mới, diện tích ít nên chưa có con số cụ thể.

 

Từ cây thoát nghèo, na đã trở thành cây làm giàu trên vùng bình nguyên của huyện Mai Sơn. Trong những năm tới, huyện định hướng đến năm 2025 sẽ nâng diện tích na lên khoảng 500ha, sản lượng ước đạt trên 7.000 tấn, vùng trồng tập trung gồm thị trấn Hát Lót, các xã Nà Bó, Mường Bon, Cò Nòi, Hát Lót. Bên cạnh đó, xây dựng vùng na được công nhận ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 300 ha gắn với phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm nông nghiệp.

Tin khác

Thiên tai khắc nghiệt khiến cơn bão lòng ta thổi mãi

Thiên tai khắc nghiệt khiến cơn bão lòng ta thổi mãi

Thiên tai khắc nghiệt đẩy hàng triệu số phận con người vào hoàn cảnh bi thương, được nhiều thế hệ nhà thơ Việt phản ánh trong các sáng tác thi ca.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 13/09/2024
'Dốc túi' học nghề, đưa mây tre đan ra thị trường thế giới

'Dốc túi' học nghề, đưa mây tre đan ra thị trường thế giới

Bằng nghị lực phi thường, cựu binh Tăng Tiến Huỳnh đã đưa sản phẩm mây tre đan đến với nhiều thị trường khó tính trên thế giới.

Tri thức nghề nông  - 12/09/2024
Quan chức Hungary tổ chức họp dưới lòng sông nhằm cảnh báo hạn hán

Quan chức Hungary tổ chức họp dưới lòng sông nhằm cảnh báo hạn hán

Một nhóm các nhà lập pháp Hungary và đại diện của các tổ chức phi chính phủ đã ngồi họp trên một bãi cát dưới lòng sông nhằm cảnh báo về tình trạng hạn hán.

Nhìn ra thế giới  - 12/09/2024
Mở cửa tương lai nhờ lớp tư vấn và dạy nghề

Mở cửa tương lai nhờ lớp tư vấn và dạy nghề

Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo công bằng về cơ hội việc làm, Gia Lai luôn ưu tiên tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp cho đối tượng là lao động nông thôn.

Tri thức nông dân  - 12/09/2024
10 sản phẩm xoài của nhóm trẻ 9X chinh phục tiêu chuẩn OCOP

10 sản phẩm xoài của nhóm trẻ 9X chinh phục tiêu chuẩn OCOP

Nhóm 3 thành viên 9X tại huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã khởi nghiệp từ sản vật quê hương, đó là quả xoài. Thay vì bán tươi, họ chế biến để gia tăng giá trị.

Tri thức nghề nông  - 12/09/2024
Cách phục hồi sinh trưởng cây chè sau khi bị ngập úng kéo dài

Cách phục hồi sinh trưởng cây chè sau khi bị ngập úng kéo dài

Khi nước vừa mới rút cây chè đang trong tình trạng yếu, cây chưa hồi phục tuyệt đối không được bón phân. Cắt tỉa các cành yếu, cành vượt, cành la để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng.

Tri thức nghề nông  - 12/09/2024