Khu bảo tồn thiên nhiên núi Karamaile, được thành lập năm 1982, nhiều lần bị suy giảm diện tích, giờ đây, nhờ sự thay đổi tư duy về bảo tồn thiên nhiên và quản lý chặt chẽ, khu bảo tồn không chỉ trở lại diện tích ban đầu mà còn gia tăng đáng kể số lượng các loài động vật hoang dã.
Giữa cái nóng thiêu đốt của mùa hè, một đàn ngựa hoang Mông Cổ (hay còn gọi là Przewalski) lang thang giữa những ngọn đồi trong sa mạc tại Khu bảo tồn thiên nhiên núi Karamaile.
Khu bảo tồn thiên nhiên này nằm ở khu tự trị Tân Cương, phía Tây Bắc Trung Quốc. Cách đó vài km, nhân viên kiểm lâm 42 tuổi, ông Adebyet trèo lên chiếc xe bán tải của mình và quan sát qua ống nhòm. Ông cho biết, nhờ việc thúc đẩy đa dạng sinh học nên động vật hoang dã đã phát triển thêm.
Trong số đàn ngựa hoang, có tổng cộng 18 con ngựa, một con đực trưởng thành, 8 con cái trưởng thành, 6 con chưa trưởng thành, 3 con ngựa con, chúng đang sinh sống và phát triển tốt, ông Adebyet vừa đếm vừa cho biết thêm.
Khu bảo tồn thiên nhiên núi Karamaile là môi trường sống tự nhiên của ngựa Przewalski, một loài được nằm trong danh sách bảo vệ cấp quốc gia. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng, bao gồm lừa hoang Mông Cổ, linh dương và cừu Argali.
Đồng thời đây cũng là một trong 49 khu vực ứng cử viên quốc gia được xác định trong kế hoạch bố trí không gian cho các Công viên Quốc gia Trung Quốc. Công viên được quy hoạch bao gồm: Khu bảo tồn thiên nhiên núi Karamaile, công viên địa chất, công viên sa mạc ở Tân Cương, với tổng diện tích khoảng 14.700km2.
Theo Văn phòng Lâm nghiệp và Đồng cỏ khu vực, mọi phần việc để thành lập Vườn Quốc gia Karamaile đã hoàn thành. Khâu cuối cùng là chờ phê duyệt của bên thứ ba, việc này được duyệt xong thì Khu bảo tồn thiên nhiên núi Karamaile sẽ trở thành Công viên Quốc gia.
Khu bảo tồn thiên nhiên núi Karamaile tập trung vào bảo vệ khép kín, tuần hoàn, còn công viên Quốc gia tập trung bảo tồn sinh thái, phát triển xanh và cải thiện sinh kế của người dân.
Công việc cải thiện môi trường tự nhiên tại khu bảo tồn thiên nhiên đã diễn ra trong nhiều năm, nhưng nỗ lực biến khu bảo tồn thành Công viên Quốc gia đã mang lại sự sống mới trong bảo vệ đa dạng sinh học của khu bảo tồn. Khu bảo tồn đã trở thành một minh chứng tốt đẹp về việc chung sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên của Trung Quốc.
Đến cuối năm 2022, tổng số ngựa của Przewalski ở Kalamayli lên tới 332 con, hơn 3.400 con lừa hoang Mông Cổ và hơn 11.200 con linh dương. Theo thống kê mới nhất của Viện Sinh thái và Địa lý Tân Cương thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, độ che phủ toàn diện của thảm thực vật đã tăng từ 8,2% trong năm trước lên 8,4% vào năm nay.
"Bây giờ là mùa ngựa con, và những con ngựa con có thể mới được sinh ra, chúng đang bú hoặc cơ thể yếu ớt. Trong quá trình tuần tra, chúng tôi cố gắng hết sức để không làm ảnh hưởng tới chúng", Adebyet nói và cho biết thêm rằng, việc liên tục cải thiện môi trường sống của loài vật này đã thúc đẩy số lượng ngựa Przewalski tăng lên đáng kể.
Những con ngựa Przewalski đã từng tuyệt chủng ở khu vực Karamaile. Năm 1985, Trung Quốc bắt đầu đưa chúng từ nước ngoài về với mục đích nhân giống, và vào năm 2001, lần đầu tiên chúng được thả vào Khu bảo tồn thiên nhiên núi Karamaile. Trong những năm gần đây, Tân Cương đã liên tục tiến hành phục hồi và khắc phục môi trường sinh thái đặc biệt trong khu bảo tồn Karamaile.
Ayjan Erkin, một nhà nghiên cứu trẻ tại khu bảo tồn thiên nhiên, cô được truyền cảm hứng từ kế hoạch thành lập Công viên Quốc gia đầu tiên của Tân Cương. Cô học 6 năm tại Đại học Lâm nghiệp Đông Bắc tại Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, chuyên ngành quản lý khu bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã. Sau khi tốt nghiệp, cô trở về quê hương Tân Cương và bắt đầu công việc tại khu bảo tồn. Ayjan Erkin nói: “Việc thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên và Công viên Quốc gia cho phép chúng tôi có một môi trường sống an toàn lâu dài”.