Cải thiện chuỗi giá trị chanh dây: Kinh nghiệm từ Nafoods

Quỳnh Chi - Thứ Hai, 08/07/2024 , 16:22 (GMT+7)

Chia sẻ về chuỗi giá trị chanh dây của PGS.TS Nguyễn Văn Viết (Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Nafoods) và CEO Nguyễn Mạnh Hùng (Công ty Cổ phần Nafoods Group).

Chanh dây là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Nguyễn Văn Viết.

Vòng luẩn quẩn thiếu bền vững 

Chanh dây (Passiflora edulis) là cây ăn quả mới có giá trị, giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Chanh dây được trồng chủ yếu tại Tây Nguyên và Tây Bắc với diện tích khoảng 10.500ha vào năm 2019. Năm 2023, theo số liệu từ các công ty cung cấp cây giống, diện tích trồng đã tăng lên khoảng 17.000ha. Hiện nay, cây chanh dây đứng thứ 17 trong số các loại cây ăn trái có diện tích sản xuất lớn hơn 10.000ha.

Tuy nhiên, sản xuất chanh dây ở Việt Nam cũng đối mặt với nhiều hạn chế. Năng suất chanh dây biến động lớn giữa các khu vực. Năng suất trung bình cả nước là 20,3 tấn/ha, tại Tây Nguyên là 26,1 tấn/ha, tại Sơn La là 10,1 tấn/ha và tại Nghệ An là 17,3 tấn/ha. Năng suất cao nhất tại các tỉnh Tây Nguyên có thể đạt 50 - 60 tấn/ha, trong khi các tỉnh Tây Bắc có thể đạt 30 tấn/ha.

Một trong những rào cản lớn nhất đối với sản xuất chanh dây tại Việt Nam là không bền vững và thị trường không ổn định. Hai yếu tố này ảnh hưởng lẫn nhau một cách chặt chẽ.

Yếu tố sản xuất không bền vững là do mức độ nghiêm trọng của sâu bệnh, đặc biệt là các bệnh virus, bệnh do nấm gây ra như Fusarium sp., Rhizoctonia sp., Phytophthora sp.; bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra như Alternaria sp., Pseudomonas syringae... 

Một số chủ vườn sản xuất chanh dây đạt tiêu chuẩn cao có thể thu nhập lên đến 20.000 USD/ha. Ảnh: Nguyễn Văn Viết.

Hiện nay, chúng ta đang thiếu các giống chanh dây kháng bệnh tốt. Một số hạn chế khác bao gồm kỹ thuật canh tác cây chanh dây, nhiều nông dân chưa có đủ kiến thức về xử lý đất, luân canh cây trồng, kỹ thuật trồng và chăm sóc, đặc biệt là kỹ thuật canh tác trong điều kiện khô hạn, mưa lũ, quản lý sản lượng và chất lượng theo mùa vụ để đảm bảo sản xuất bền vững và kiểm soát sâu bệnh hại. Ngoài ra, công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, chế biến cũng hạn chế, dẫn đến việc không kiểm soát được sản xuất.

Do đó, hiệu quả kinh tế của việc trồng chanh dây tại các hộ nông dân có sự khác biệt lớn. Một số chủ vườn có thể sản xuất chanh dây đạt tiêu chuẩn cao để xuất khẩu quả tươi sang châu Âu với giá từ 1,5 đến 2 USD/kg, thu nhập trên 20.000 USD/ha. Tuy nhiên, nhiều chủ vườn chỉ bán được quả chanh dây với giá thấp, thu nhập kém hơn nhiều.

Yếu tố thị trường không bền vững là do thị trường chanh dây chưa ổn định và phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, trong khi chưa chú trọng thị trường nội địa và chưa đa dạng hóa sản phẩm. Khi có đầu ra tốt, giá bán quả chanh dây tăng lên (năm 2022 - 2023), người dân ồ ạt mở rộng diện tích dẫn đến cung vượt cầu, gây ra dư thừa và giá bán giảm sút nghiêm trọng. Khi giá bán giảm, hiệu quả đầu tư xuống thấp, người trồng không tiếp tục chăm sóc vườn chanh dây, hậu quả là làm giảm năng suất, chất lượng và làm trầm trọng thêm sự thiếu ổn định của sản xuất.

Cải thiện chuỗi giá trị chanh dây

Công ty Cổ phần Nafoods Group là doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam trong việc sản xuất cây giống chanh dây sạch bệnh, lai tạo các giống chanh dây mới và phát triển chuỗi giá trị chanh dây. 

​Chuỗi giá trị chanh dây của Nafoods khép kín từ giống - vùng trồng liên kết - chế biến - thị trường. Ảnh: Nguyễn Văn Viết.

Hiện nay, Nafoods nằm trong top 1 nhà xuất khẩu sản phẩm chanh dây ở châu Á, top 3 xuất khẩu sản phẩm dịch chanh dây cô đặc ở Việt Nam, chiếm 60% thị phần cây giống chanh dây và được Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam tặng giải vàng cây giống chanh dây công nghệ cao năm 2022. Hàng năm, Nafoods chế biến trên 25.000 tấn quả chanh dây và xuất khẩu đi 70 nước trên thế giới.

​Chuỗi giá trị chanh dây của Nafoods bao gồm chuỗi khép kín từ giống - vùng trồng liên kết - chế biến - thị trường.

Giống cây sạch bệnh

​Đối với lĩnh vực giống, hiện nay Nafoods hoàn toàn làm chủ công nghệ sản xuất cây giống sạch bệnh và chọn tạo giống chanh dây mới. Nafoods có 2 công ty sản xuất giống chanh dây tại Nghệ An và Gia Lai với diện tích nhà lưới cách ly 10ha, công suất sản xuất 10 triệu cây giống sạch bệnh/năm, cung cấp trên 60% thị phần cây giống chanh dây sạch bệnh cho sản xuất. 

Nafoods hiện đã hoàn toàn làm chủ công nghệ sản xuất cây giống sạch bệnh. Ảnh: NNVN.

Cây giống chanh dây của Nafoods sản xuất theo công nghệ cao được Bộ NN-PTNT cấp giấy chứng nhận và là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao từ năm 2019, có phòng xét nghiệm bệnh virus bằng sinh học phân tử để đảm bảo 100% cây giống cung cấp cho thị trường đều sạch bệnh, có truy xuất nguồn gốc bằng QR-code. 

Vật liệu để nhân giống là các giống chanh dây đã được Bộ NN-PTNT cho phép lưu hành gồm: Giống Đài Nông 1 có nguồn gốc từ Đài Loan; Nafoods 1, Quế Phong 1 cùng 3 giống khác do Nafoods chọn tạo đã được cấp bằng bảo hộ độc quyền. Nafoods đã đa dạng hóa được bộ giống cho chế biến (Đài Nông 1, Quế Phong 1, GL.01, GL.02) và cho ăn tươi (Nafoods 1, Nafoods 2, Bách Hương 1 và một số giống chanh dây vàng).

Thời gian tới, Nafoods định hướng chọn tạo giống chanh dây chống chịu bệnh để thích ứng với những diễn biến ngày càng phức tạp của khí hậu và môi trường.

Thời gian tới, Nafoods sẽ chú trọng chọn tạo giống chanh dây chống chịu bệnh. Ảnh: Tùng Đinh.

Tổ chức vùng nguyên liệu 

Đây là lĩnh vực phức tạp và rất khó kiểm soát. Nafoods đã tổ chức các vùng trồng liên kết với các hợp tác xã và hộ nông dân với diện tích trên 5.000ha. Nông dân trồng liên kết được tập huấn kỹ thuật canh tác, cung cấp cây giống của Nafoods và được Nafoods mua lại sản phẩm sau khi thu hoạch theo số lượng và giá thỏa thuận giữa hai bên. Để kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm, Nafoods đã tổ chức các mô hình hợp đồng với nông dân và các hợp tác xã chuyên trồng chanh dây theo tiêu chuẩn VietGAP. 

Nafoods đã tổ chức các vùng trồng chanh dây và đã được cấp trên 12 mã số vùng trồng bởi Tổng cục Hải quan Trung Quốc và Cục Bảo vệ thực vật, đủ điều kiện xuất khẩu chanh dây sang Trung Quốc. Nafoods cũng đã tổ chức các vùng trồng đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, đủ điều kiện xuất khẩu trái cây tươi sang một số nước EU.

Những kỹ thuật canh tác được Nafoods đặc biệt lưu ý nghiên cứu và tập huấn cho nông dân bao gồm kỹ thuật xử lý đất, cách ly và luân canh cây trồng để cắt đứt nguồn lây nhiễm mầm bệnh, kỹ thuật trồng và chăm sóc, bón phân, tỉa cành…, đặc biệt là kỹ thuật canh tác trong mùa khô và mùa mưa để vừa sản xuất bền vững vừa quản lý được sâu bệnh hại. 

Nafoods đang tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các kỹ thuật trồng và chăm sóc, ưu tiên các biện pháp canh tác và sinh học kết hợp giống kháng, giống sạch bệnh để sản xuất bền vững và tạo ra sản phẩm an toàn, kiểm soát được dư lượng dưới mức cho phép.

Nafoods đã tổ chức các vùng trồng chanh dây và được cấp 12 mã số vùng trồng. Ảnh: Nguyễn Văn Viết.

Chế biến và thị trường

Trong lĩnh vực chế biến và thị trường, Nafoods có hệ sinh thái gồm các nhà máy chế biến với công nghệ hiện đại tại Long An, Gia Lai, Nghệ An, Sơn La, tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các sản phẩm chính gồm concentrate (sản phẩm cô đặc), IQF (sản phẩm đông lạnh nhanh), nước ép, sản phẩm sấy, trái cây tươi... Các nhà máy chế biến trên 25.000 tấn quả nguyên liệu/năm. 

Thị trường tiêu thụ chủ yếu là châu Âu, Mỹ, một số nước vùng vịnh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, một số nước châu Á khác và thị trường nội địa. Nafoods đang tiếp tục áp dụng các công nghệ hiện đại trong chế biến, bảo quản, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến và đa dạng hóa thị trường.

Cây chanh dây có tiềm năng phát triển ở Việt Nam, tạo ra sản phẩm với hương vị rất đặc thù do được trồng tại các vùng có khí hậu khác biệt và mang lại giá trị cao. Tuy nhiên chanh dây rất mẫn cảm với sâu bệnh và điều kiện thời tiết, khí hậu nên cần được tổ chức sản xuất, áp dụng các quy trình kỹ thuật canh tác và quản lý sâu bệnh một cách bài bài theo chuỗi giá trị thì mới đạt được hiệu quả cao.

Quỳnh Chi (Ghi)
Tin khác
‘Nhà khoa học của nhà nông’ vinh danh Thạc sĩ Võ Thị Nhung
‘Nhà khoa học của nhà nông’ vinh danh Thạc sĩ Võ Thị Nhung

Thạc sĩ Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An được vinh danh ‘Nhà khoa học của nhà nông’. Từ những đóng góp thực tiễn, thành tựu này thật xứng đáng.

Thành công tạo giống lúa giảm tích lũy kim loại nặng, kháng bệnh bạc lá
Thành công tạo giống lúa giảm tích lũy kim loại nặng, kháng bệnh bạc lá

Viện Di truyền nông nghiệp dày công nghiên cứu gen kháng bạc lá trên lúa TBR225 và Bắc thơm 7, có chất lượng ổn định và không được tính là sản phẩm biến đổi gen.

Ứng dụng chỉnh sửa gen phát triển giống đậu tương giàu dinh dưỡng
Ứng dụng chỉnh sửa gen phát triển giống đậu tương giàu dinh dưỡng

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ sinh học đã phát triển và làm chủ công nghệ chỉnh sửa hệ gen thông qua hệ thống CRISPR/Cas.

Ngô, đậu tương và bông là 3 loại cây ứng dụng biến đổi gen nhiều nhất tại Việt Nam
Ngô, đậu tương và bông là 3 loại cây ứng dụng biến đổi gen nhiều nhất tại Việt Nam

Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường đặt ra nhiều vấn đề liên quan tới công nghệ sinh học cũng như thực trạng, giải pháp tại Việt Nam hiện nay.

TS. Cao Đức Phát: Rào cản lớn nhất của công nghệ sinh học là nhận thức
TS. Cao Đức Phát: Rào cản lớn nhất của công nghệ sinh học là nhận thức

TS. Cao Đức Phát, Chủ tịch HĐQT Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế cho rằng, công nghệ sinh học Việt Nam đang có khoảng cách với thế giới, nguyên nhân chính là nhận thức.

5 gói giải pháp gỡ 3 nhóm rào cản phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn
5 gói giải pháp gỡ 3 nhóm rào cản phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Chia sẻ của Tiến sĩ Hoàng Sỹ Thính, Khoa du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam về câu chuyện tri thức hóa nông dân và du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Chọn con đường nông nghiệp sạch: Những 'ông mai, bà mối' giúp nông dân thay đổi tư duy
Chọn con đường nông nghiệp sạch: Những 'ông mai, bà mối' giúp nông dân thay đổi tư duy

Sau khi liên kết với hợp tác xã, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, chuyển từ canh tác hóa học sang hữu cơ, mang lại nhiều lợi ích cho bản thân và môi trường.

Chọn con đường nông nghiệp sạch: Khát vọng Bechamp
Chọn con đường nông nghiệp sạch: Khát vọng Bechamp

Trong số những người đã chọn con đường này, trí thức có, nông dân thứ thiệt cũng có, trình độ, kiến thức khác nhau, nhưng có cùng quan điểm là quyết tâm làm nông nghiệp sạch, dù biết nhiều khó khăn.

Cơ ngơi 130ha nông nghiệp tuần hoàn của Sản Việt
Cơ ngơi 130ha nông nghiệp tuần hoàn của Sản Việt

Khánh Hòa Đó là trang trại Sản Việt, nằm ở thôn Suối Sâu, xã Ninh Tân, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) của anh Nguyễn Minh Thành, một người đầy tâm huyết với nông nghiệp tuần hoàn.

Ra mắt sổ tay xây dựng Dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm
Ra mắt sổ tay xây dựng Dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm

CẦN THƠ Bộ NN-PTNT ban hành sổ tay hướng dẫn xây dựng Dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng để các địa phương tham khảo, áp dụng phù hợp.

Khơi rãnh, tỉa cành cứu dâu tằm bị ngập úng
Khơi rãnh, tỉa cành cứu dâu tằm bị ngập úng

Yên Bái Nhờ khả năng chịu ngập úng tốt nên diện tích dâu tằm có thể phục hồi được của huyện Trấn Yên khoảng 90%. Khoảng 10% diện tích không có khả năng phục hồi (gần 100ha).

1.001 nghề tạo sinh kế cho nông dân
1.001 nghề tạo sinh kế cho nông dân

Thật vui khi thấy nông thôn mình chuyển biến quá nhanh. Rất nhiều nơi làng xã chả khác gì thành phố…