Công nghệ mới giải tỏa nỗi lo rầy nâu

Tùng Đinh - Thứ Hai, 15/04/2024 , 07:24 (GMT+7)

Diệt rầy nhanh, hiệu quả cao kéo dài là điểm mạnh vượt trội của Pexena cốm so với các thuốc trừ rầy hiện nay. Pexena cốm cũng đặc biệt an toàn cho hầu hết các loại thiên địch.

Rầy tấn công cây lúa.

Mỗi khi bước vào mùa vụ, một trong những đối tượng dịch hại khiến bà con nông dân "mất ăn mất ngủ" chính là rầy nâu. Theo Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế, rầy nâu là dịch hại thứ yếu, có khả năng gây mất mùa trên diện rộng. Do đó, cần có một giải pháp mới với công nghệ ưu việt và nhiều tiện ích để giúp bà con vơi đi nỗi lo này.

Cảnh giác trước sự nguy hại của rầy nâu

Trong vụ Đông Xuân 2023-2024, rầy nâu đã bộc phát ở một số địa phương với hơn 10.000 ha lúa bị tấn công và gây hại, có thể dẫn đến những thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân (xem tại đây).

Rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây. Khi bị hại nhẹ, các lá dưới có thể bị héo, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Khi bị hại nặng, sẽ xảy ra hiện tượng "cháy rầy", cả ruộng bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng. Phần dưới thân cây lúa có màu đen nâu, cây ngừng sinh trưởng.

Cháy rầy khiến nông dân mất toàn bộ năng suất lúa.

Các vết thương trên cây chính là nơi tạo điều điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập, làm cho cây lúa thối nhũn, đổ rạp, gây nên hiện tượng bông lúa bị lép một nửa hoặc toàn bộ. Hiện tượng cháy rầy đầu tiên mang tính cục bộ, chỉ một vài mét vuông, nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi, vết cháy rầy lan tỏa rất nhanh, lên tới một vài hecta hoặc cả cánh đồng trong vòng 1-2 tuần.

Ngoài ra, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, làm cho cây lúa tuy vẫn giữ màu xanh nhưng bị thấp lùn, có những lá bị xoăn nhiều vòng, trổ bông muộn nhưng không thoát, ít hạt và hạt bị lép. Những ruộng lúa bị rầy nâu tấn công mà không có biện pháp phòng trị kịp thời có nguy cơ cháy rầy, gây thất thoát toàn bộ năng suất.

Chính vì thế, bà còn cần kịp thời thực hiện các biện pháp phòng trừ ngay từ sớm để giảm thiểu sự nguy hại của rầy nâu và bảo vệ mùa màng tối ưu.

Pexena® 20WG dạng cốm từ Syngenta - giải pháp phòng trừ rầy hiệu quả

Trong nhiều năm qua, một trong những giải pháp hiệu quả hàng đầu giúp bà con nhà nông an tâm trong việc phòng trừ rầy chính là Pexena. Sản phẩm có khả năng tác động nhanh đối với cả ấu trùng và rầy trưởng thành, cắt lứa rầy giúp ruộng lúa tránh được cháy rầy và ngăn ngừa được bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá do virus truyền nhiễm. Với hoạt chất Triflumezopyrin cùng khả năng lưu dẫn mạnh giúp hiệu lực trừ rầy có thể kéo dài từ 14-21 ngày sau khi phun.

Với mong muốn hơn thế nữa, đội ngũ nhà khoa học, nhà nghiên cứu của Syngenta đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và tự hào giới thiệu sản phẩm Pexena mới - Pexena® 20WG với công nghệ thành phẩm tiên tiến nhất hiện nay - dạng cốm độc quyền từ Syngenta giúp tan nhanh không nghẹt béc, không những sở hữu những đặc tính tốt nhất của thương hiệu Pexena trong việc kiểm soát rầy nâu, mà còn mang đến sự tiện lợi cho nông dân từ công nghệ thành phẩm dạng cốm.

Pexena cốm - công nghệ thành phẩm vượt trội của Syngenta.

Pexena® 20WG được sản xuất từ công nghệ dạng cốm ưu việt: đảm bảo không bụi, tan nhanh và tan tốt. Với khả năng hòa tan tối ưu, thậm chí có thể tan tốt trong các loại nước phèn có độ pH khác nhau, Pexena cốm mang đến nhiều tiện ích cho nông dân khi sử dụng, không những phù hợp với các thiết bị phun truyền thống mà còn phù hợp với bối cảnh nhà nông đang ứng dụng nhiều thiết bị hiện đại để phun thuốc trên đồng ruộng. Nhờ khả năng tan nhanh, Pexena cốm giúp nhà nông pha thuốc nhanh chóng, hạn chế việc hao hụt đồng thời tiết kiệm công phun và súc rửa thiết bị phun một cách dễ dàng.

Sản phẩm đã chứng minh hiệu quả phòng trừ rầy cao kể cả khi áp lực rầy lên đến đỉnh điểm. Kết quả các nghiên cứu đồng ruộng mà Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười thực hiện cho thấy, thuốc Pexena cốm đạt hiệu lực trừ rầy 100% tại 7 ngày sau xử lý, 99,9% tại 14 ngày sau xử lý, 98,7% ở 21 ngày sau xử lý và đặc biệt là sau 3 ngày thuốc đã đạt hiệu lực 96,5%.

Diệt rầy nhanh và cho hiệu quả cao, kéo dài chính là điểm mạnh vượt trội của Pexena cốm so với các thuốc trừ rầy hiện nay trên thị trường. Ngoài ra, Pexena cốm có liều lượng áp dụng thấp, vừa an toàn cho hầu hết các loại thiên địch có ích trên đồng ruộng, và an toàn hơn với con người và môi trường.

Ông Trần Thanh Vũ, Tổng Giám đốc Công ty Syngenta Việt Nam chia sẻ: "Syngenta luôn không ngừng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới với công nghệ tiên tiến, vừa mang lại hiệu quả vượt trội, vừa phù hợp với tập quán canh tác, đáp ứng mong mỏi của bà con nông dân. Với công nghệ thành phẩm dạng cốm ưu việt, Pexena cốm không những giúp nhà nông giải tỏa áp lực về rầy nâu gây hại, đảm bảo năng suất lúa, mà còn mang đến sự tiện lợi trong pha và phun thuốc, an toàn hơn khi sử dụng, và đặc biệt có thể giảm thiểu lượng thuốc BVTV đưa xuống đồng ruộng".

Pexena® 20WG (Pexena cốm) là sản phẩm công nghệ cốm mới từ Syngenta, giúp bà con tiện dụng hơn khi sử dụng thuốc phòng trị rầy nâu:

+ Tan nhanh, không hao hụt thuốc

+ Súc rửa dễ dàng

+ Pha thuốc nhanh chóng, tiết kiệm công phun.

Tùng Đinh
Tin khác
Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao
Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao

QUẢNG NINH Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tin tưởng Chi hội Nuôi biển Vân Đồn sẽ đem lại thành công cho dự án chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao.

Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025
Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025

Hoa mai là biểu tượng quen thuộc của Tết cổ truyền Việt Nam. Nhặt lá đúng cách là kỹ thuật quan trọng giúp mai nở đúng dịp.

Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.