| Hotline: 0983.970.780

Rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục hại lúa hè thu nếu phòng trừ kém

Thứ Tư 03/08/2022 , 14:14 (GMT+7)

HÀ TĨNH Hiện nay lúa hè thu đang đang ở giai đoạn làm đòng song một số diện tích xuất hiện sâu bệnh gây hại như: rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bạc lá…

Nhiều loại sâu bệnh gây hại như rầy nâu, rầy lưng trắng; bệnh khô vằn, bạc lá... đã xuất hiện trên lúa hè thu 2022.

Nhiều loại sâu bệnh gây hại như rầy nâu, rầy lưng trắng; bệnh khô vằn, bạc lá... đã xuất hiện trên lúa hè thu 2022.

Ngày 3/8, Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tĩnh cho biết, thời điểm này các trà lúa vụ hè thu năm 2022 trên địa bàn đang ở giai đoạn làm đòng, một số diện tích gieo cấy giống ngắn ngày bước vào thời kỳ trổ bông, dự kiến lúa trổ tập trung từ 10 - 15/8.

Tuy nhiên, rầy nâu, rầy lưng trắng đã phát sinh, gây hại mật độ phổ biến 300 - 500 con/m2, nơi cao 800 - 1.500 con/m2, chủ yếu rầy tuổi 3, tuổi 4 với diện tích nhiễm hơn 11 ha, phân bố chủ yếu tại huyện: Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Hương Sơn, Kỳ Anh,…

Dự báo rầy nâu, rầy lưng trắng lứa tiếp theo sẽ xuất hiện và gây hại từ 10/8/2022 trở đi trùng với giai đoạn lúa trổ bông - chín sữa và có thể gây cháy cục bộ ở một số diện tích nếu không phòng trừ kịp thời.

Ngoài ra bệnh khô vằn phát sinh gây hại ở hầu hết các địa phương, tỷ lệ bệnh trung bình 5-7%, nơi cao 20-25%, diện tích nhiễm 229 ha; bệnh bạc lá phát sinh gây hại trên giống Nếp, KD18, phân bố tại Cẩm Xuyên, Đức Thọ,…; chuột gây hại rải rác trên toàn tỉnh với diện tích thiệt hại 139 ha.

Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, thời tiết thời gian tới tiếp tục nắng nóng, xen kẽ có mưa rào là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại.

Để chủ động phòng trừ, Sở NN-PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung điều tiết, duy trì đủ nước tạo điều kiện thuận lợi cho lúa làm đòng, trổ bông nhất là đối với số diện tích cuối kênh, cao cưỡng có thể xảy ra hạn cục bộ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển.

Phân công cán bộ bám sát cơ sở, thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, đôn đốc, hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ, cụ thể:

Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng, trước mắt xử lý triệt để các diện tích đã xuất hiện rầy để hạn chế nguồn phát tán, lây lan trên đồng ruộng; giám sát đồng ruộng nhất là vùng thấp trũng, vùng hàng năm rầy thường phát sinh gây hại; chủ động cảnh báo, hướng dẫn các địa phương và bà con nông dân tiến hành phun trừ kịp thời khi rầy tuổi 1, tuổi 2. Thời điểm tổ chức phòng trừ lứa rầy tiếp theo xung quanh 10/8/2022, căn cứ thời điểm rầy nở rộ, mật độ rầy tại từng địa phương để tiến hành phòng trừ đảm bảo hiệu quả.

Giai đoạn trước trổ bông, sử dụng một trong các loại thuốc: Chess 50WG, Sutin 50SC, Osago 80WG, Dantotsu 50WG, Ba Đăng 300WP, ...Giai đoạn lúa sau trổ, sử dụng một trong các loại thuốc: Bassa 50EC, Didifox 40EC...

Với bệnh khô vằn, hướng dẫn phun phòng trừ kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện, sử dụng một trong các loại thuốc: Vida 5WP, Validacin 5SL, Anvil 5SC, Nevo 330EC, Tilt super 300ND,...

Chủ động thăm đồng, phát hiện sớm, phun phòng kịp thời là giải pháp tối ưu hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

Chủ động thăm đồng, phát hiện sớm, phun phòng kịp thời là giải pháp tối ưu hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

Đối với bệnh bạc lá, tập trung xử lý kịp thời diện tích đã nhiễm bệnh, đồng thời thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, chủ động phun phòng bệnh bạc lá trên diện tích gieo cấy các giống lúa nhiễm bệnh như TH3-3, TH3-5, nếp, KD18, Nhị ưu 838,Thái Xuyên 111,… và những diện tích hàng năm bệnh phát sinh gây hại, sử dụng một trong các loại thuốc: Starner 20WP, Kamsu 2SL, Xantocin 40WP,...

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Có một ngôi làng Nam bộ bên dòng sông Thu Bồn

QUẢNG NAM Trồng đủ các loại cây trái có giá trị, kinh tế vườn giúp cho hơn 80% hộ dân ở làng Đại Bình thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.