Cuộc đua hiện đại hóa nông nghiệp của Trung Quốc

Văn Việt - Thứ Bảy, 09/03/2024 , 08:37 (GMT+7)

Trung Quốc cam kết hướng tới mục tiêu tự cung tự cấp để đảm bảo an ninh lương thực. Đầu tư vào hiện đại hóa nông nghiệp dường như là con đường ngắn nhất.

Nông dân đang điều khiển máy bay không người lái để bón phân trên một cánh đồng ở thành phố Nam Thông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: VCG.

Nông dân đang điều khiển máy bay không người lái để bón phân trên một cánh đồng ở thành phố Nam Thông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: VCG.

Tại một thị trấn nhỏ ở tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc, có thể dễ dàng nhìn thấy những chiếc máy bay không người lái (UAV) làm việc không ngừng nghỉ trên những cánh đồng, trong khi nông dân sử dụng các thiết bị kỹ thuật số để quản lý cây trồng từ xa.

Cảnh tượng này là minh chứng cho một bước thay đổi lớn lao đang diễn ra trong ngành nông nghiệp Trung Quốc: Cuộc đua tích hợp công nghệ hiện đại vào phương pháp canh tác truyền thống.

Nằm trong những người dẫn đầu làn sóng thay đổi mang tính cách mạng này là Wei Qiao, một cựu chuyên gia nghiên cứu chuyển sang làm nông dân, người đang tập trung vào nỗ lực tạo ra một hệ thống nông nghiệp hiện đại kiểu mới.

Là người đứng đầu một hợp tác xã về máy móc nông nghiệp, Wei đã tận mắt chứng kiến công nghệ thay đổi các phương thức canh tác địa phương như thế nào.

“7 năm trước, lúc tôi từ Bắc Kinh trở về quê hương, nông dân chủ yếu dựa vào máy phun thuốc tự hành để bảo vệ thực vật. Dù một số người vẫn sử dụng chúng cho đến ngày nay, ngày càng nhiều nông dân đã chuyển sang sử dụng UAV để thực hiện công việc, đặc biệt là trong những thời điểm quan trọng, khi cây trồng có nguy cơ nhiễm bệnh và bị côn trùng tấn công cao nhất”, bà nói. “Tiến bộ công nghệ này đã nâng cao hiệu quả bảo vệ thực vật, đảm bảo chất lượng cây trồng tốt hơn”.

Wei khẳng định các công nghệ mới đã giúp tiết kiệm sức lao động cho con người, cải thiện việc sử dụng thuốc trừ sâu và tăng cả năng suất cây trồng cũng như chất lượng thực phẩm.

Năm 2022, trang trại rộng hàng nghìn ha của bà sản xuất được 8,25 tấn ngũ cốc/ha, tăng 20% so với 5 năm trước.

Trong những năm qua, hợp tác xã do Wei đứng đầu đã đào tạo kỹ thuật cho hơn 10.000 hộ nông dân và giúp hơn 3.000 dân làng địa phương thoát nghèo.

Giờ đây, Wei đã biến trang trại thông minh của mình thành cơ sở tích hợp sản xuất, nghiên cứu và ứng dụng. Bà đặt mục tiêu thu hút thêm nhiều “nông dân thời đại mới”, thuật ngữ dùng để chỉ những người trẻ chuyển từ thành phố về nông thôn theo đuổi nghề nông.

“Tôi tin rằng ‘nông dân thời đại mới’ là những người có trình độ học vấn, kiến thức cao hơn và chú tâm vào mục tiêu tăng cường an ninh lương thực quốc gia cũng như sản xuất nông nghiệp. Trung Quốc đang nỗ lực phát triển ‘lực lượng sản xuất chất lượng mới’. Với ngành nông nghiệp, tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta phải đi tiên phong trong các mô hình sản xuất mới và sáng tạo, được thúc đẩy bởi công nghệ tiên tiến, để mang lại lợi ích cho nhiều nông dân hơn”.

Wei không đơn độc trên con đường này. Nhiều tổ chức học thuật ở Trung Quốc đang nghiên cứu máy móc nông nghiệp thông minh để giải quyết tình trạng thiếu lao động và hiệu quả sản xuất thấp.

Từ năm 2019, giáo sư He Xiongkui từ Đại học Nông nghiệp Trung Quốc đã dẫn đầu nghiên cứu về các hệ thống tự động hóa. Bằng cách tích hợp Internet, dữ liệu lớn và các hoạt động cơ giới hóa, họ đã xây dựng một vườn trồng lê và đào thông minh ở quận Bình Cốc, ngoại ô thủ đô Bắc Kinh.

Giáo sư He cho biết việc áp dụng phương pháp quản lý vườn cây ăn quả thông minh đã cắt giảm hơn 50% chi phí lao động, giảm 30% việc sử dụng thuốc trừ sâu và giảm 25% lượng phân bón, dẫn đến chất lượng trái cây được cải thiện đáng kể.

Ngày nay, tác động của hệ thống nông nghiệp tự động hóa đã vượt ra ngoài khu vườn nhỏ của ông. Nhiều vùng trên khắp Trung Quốc đã áp dụng cách tiếp cận sáng tạo này.

“Tôi rất vui khi thấy hệ thống nông nghiệp tự động hóa của mình được áp dụng rộng rãi ở nhiều cơ sở canh tác khác nhau. Chúng tôi đã tùy chỉnh hệ thống để phù hợp hơn với điều kiện địa phương. Khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển, chúng tôi tin rằng sẽ có nhiều khu vực áp dụng nông nghiệp thông minh”, He nói.

Năm 2023, sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 695 triệu tấn, tỷ lệ ngũ cốc bình quân đầu người đạt 493 kg, tăng 7kg so với năm trước. Con số này tiếp tục duy trì trên mức chuẩn an ninh lương thực toàn cầu là 400kg.

Trong báo cáo chính phủ, Thủ tướng Lý Cường cho hay Trung Quốc sẽ áp dụng một cách tiếp cận toàn diện đối với nông nghiệp và thực phẩm. Nhà chức trách cũng cam kết có các biện pháp mạnh mẽ hơn để bảo vệ an ninh lương thực quốc gia và đảm bảo cung cấp đủ lương thực cho người dân.

Văn Việt (Theo CGTN)
5 giải pháp cho vụ hè thu đặc biệt khó khăn ở Nghệ An
5 giải pháp cho vụ hè thu đặc biệt khó khăn ở Nghệ An

Vụ hè thu năm nay của Nghệ An đang đứng trước những khó khăn lớn do thời tiết gây ra, nhất là nắng nóng, hạn hán.

Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào Singapore
Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào Singapore

Việt Nam xuất khẩu gạo sang Singapore từ lâu, nhưng luôn đứng sau một số nguồn cung khác. Đầu năm nay, gạo Việt Nam đã chiếm vị trí số 1 tại thị trường này.

Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông
Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông9

Sự quan ngại về kênh đào Funan Techo thể hiện qua phát biểu của một số chuyên gia tại cuộc họp ở Cần Thơ là cần thiết nhưng cần tránh phóng đại.

Làng thông minh - 'Cuộc cách mạng' mới ở Đồng Tháp
Làng thông minh - 'Cuộc cách mạng' mới ở Đồng Tháp

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, làng thông minh được xây dựng từ các hội quán nông dân, phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.

Hướng dẫn chăn nuôi tuần hoàn quy mô nông hộ
Hướng dẫn chăn nuôi tuần hoàn quy mô nông hộ

‘Không bỏ đi thứ gì’, nhiều nông hộ áp dụng chăn nuôi tuần hoàn, tận thu phế phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Syngenta ra mắt thuốc diệt rầy mới nhất: Pexena 20WG dạng cốm
Syngenta ra mắt thuốc diệt rầy mới nhất: Pexena 20WG dạng cốm

Sản phẩm mới không chỉ an toàn với sức khỏe của người phun thuốc và pha thuốc mà với đặc tính hòa tan tốt, thuốc dạng cốm này còn an toàn hơn cho môi trường, giảm thất thoát thuốc và giảm lượng thuốc đưa xuống đồng ruộng.

Loài dược liệu củ như khoai lang, lãi hơn 250 triệu đồng/ha
Loài dược liệu củ như khoai lang, lãi hơn 250 triệu đồng/ha

HƯNG YÊN Cây địa hoàng trồng 6 tháng sẽ cho thu hoạch, trừ chi phí, nông dân lãi khoảng 250 triệu đồng/ha.

7 sự thật thú vị về Ngày Trái đất
7 sự thật thú vị về Ngày Trái đất

Ngày Trái đất 2024 kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040, hướng đến chấm dứt việc sử dụng nhựa vì sức khỏe cộng đồng.

Doveco - Lá cờ đầu trong lĩnh vực chế biến nông sản
Doveco - Lá cờ đầu trong lĩnh vực chế biến nông sản

Từ thành công của nhà máy tại Ninh Bình và Gia Lai, Công ty CP Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) đã khai trương nhà máy thứ ba tại Sơn La vào tháng 5/2023.

Nông sản Việt - nguồn cung chiến lược cho các siêu thị, tập đoàn toàn cầu
Nông sản Việt - nguồn cung chiến lược cho các siêu thị, tập đoàn toàn cầu

Kinh tế thế giới dần phục hồi, nhiều tập đoàn, siêu thị hàng đầu thế giới đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn cung, và Việt Nam là điểm đến thu mua nông sản chiến lược.

Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên hướng dẫn nuôi vịt trên chuồng sàn
Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên hướng dẫn nuôi vịt trên chuồng sàn

Nuôi vịt chuồng sàn tăng được mật độ nuôi, dễ chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh đảm bảo, hiệu quả kinh tế cao.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...