Đường đi nào cho nhân sâm Việt Nam?

Nguyễn Nam Cường - Thứ Tư, 17/07/2024 , 06:23 (GMT+7)

Nhân sâm Việt Nam, cụ thể là sâm Ngọc Linh hay nhân sâm Lai Châu có đến hơn 52 loại Saponin, cao vượt trội hơn so với các loại sâm khác trên thế giới. Nhưng vì sao cho đến tận bây giờ, người ta vẫn cứ biết đến nhân sâm Hàn Quốc là số một?

Bạn tôi, định cư ở Mỹ biết tôi đang học tập ở Hàn Quốc, liền gọi nhờ tư vấn mua vài sản phẩm nhân sâm để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Tôi hỏi, ở Bắc Mỹ cũng có nhiều sâm tốt tại sao bạn không chọn dùng? Bạn chắc nịch, mọi người trong chúng ta ai cũng biết sâm Hàn Quốc là tốt nhất. Nếu được mua ngay chính tại xứ sở của nó nữa thì càng yên tâm hơn về chất lượng và nguồn gốc.

Để rồi, trong một lần đi thăm cố cung Cảnh Phúc, được thưởng thức ly sinh tố nhân sâm ngay tại làng cổ Han-ok trong lòng thủ đô Seoul, với giá cao ngất (tầm 180.000 đồng) tôi ngộ ra thêm một điều, định hướng và chiến lược phát triển cho một sản phẩm nông nghiệp của người Hàn Quốc quá tuyệt vời. Đó là một vòng quay chuẩn chỉnh từ vườn ra chợ. Từ sâm tươi, sâm khô, kẹo sâm, thạch sâm không chỉ dành để bán ở cửa hàng hay siêu thị, sâm còn là sản phẩm du lịch trên chính bàn ăn của du khách với các món gà tần sâm, sinh tố sâm vừa kể.

Nhân sâm Lai Châu có đến hơn 52 loại Saponin, cao vượt trội hơn so với các loại sâm khác trên thế giới. Ảnh: Vũ Đăng Thanh Hải.

Thật vậy, từ một loại nhân sâm được trồng từ hạt giống, sau hai năm người ta cấy nó ra ruộng sâm. Với thời gian trồng kéo dài đến từ 7~8 năm (kể cả thời gian chuẩn bị đất trồng) tùy theo công năng người Hàn có thể tiêu thụ chúng thành 3 dạng cơ bản: nhân sâm tươi, bạch sâm và hồng sâm. Cách tiêu thụ như thế này giúp người nông dân trồng sâm có thu nhập đan xen và ổn định, có thể bám trụ về nghề.

Hơn hết, qua sự hỗ trợ của chính phủ và hợp tác xã vận hành thu mua và bán sâm, Hàn Quốc áp dụng kỹ thuật bào chế hiện đại thông qua các phương pháp xử lý hấp, sấy khác nhau để có thể tạo ra đa dạng các dòng sản phẩm nhân sâm nhằm phục vụ tận răng cho người tiêu dùng. Vừa đa dạng về mẫu mã, bao bì, lại có chất lượng khỏi bàn cãi, theo cách làm đó một công đôi việc nhân sâm xứ Kim chi cứ theo tay du khách đi ra khỏi Hàn Quốc bằng lẽ tự nhiên. Và dĩ nhiên, điều đó giúp người trồng sâm ở Hàn Quốc không chỉ có thu nhập ổn định mà còn là thu nhập cao từ nguồn ngoại tệ.

Trên thế giới, ngoài nhân sâm Hàn Quốc có hàm lượng Saponin cao được biết đến, sâm ở các quốc gia như Trung Quốc, Bắc Mỹ cũng được đánh giá cao. Tại Việt Nam, hơn chục năm trở lại đây các nhà khoa học, các chuyên gia về nhân sâm đến từ nhiều nước trên thế giới cũng đã khẳng định nhân sâm Việt Nam, cụ thể là sâm Ngọc Linh hay nhân sâm Lai Châu có đến hơn 52 loại Saponin, cao vượt trội hơn so với các loại sâm khác trên thế giới. Nhưng vì sao cho đến tận bây giờ, người ta vẫn cứ biết đến nhân sâm Hàn Quốc là số một?

Đó dĩ nhiên không phải là ăn may. Hàn Quốc có chiến lược giữ gìn, quảng bá thương hiệu và ổn định chất lượng của loại củ hái ra vàng của họ rất bài bản và căn cơ.

Nhâm sâm Việt Nam phải mất từ 5~7 năm mới có thể thu hoạch được, đã gây không ít khó khăn cho nông dân trồng sâm Việt Nam. Ảnh: Lê Khánh.

Với điều kiện tốt về thổ nhưỡng, khí hậu, chủng loại, sâm Hàn Quốc có lịch sử trên 1.500 năm hình thành và phát triển. Song, không phải vì vậy mà sâm có thể dễ dàng có được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng và giữ vững ngôi vị đầu bảng trong làng nhân sâm thế giới. Trong suốt chiều dài trồng và phát triển ngành sâm, người Hàn Quốc cũng phải đối phó với muôn ngàn khó khăn như biến đổi, dịch bệnh, chủng giống nội địa khiến ngàng trồng sâm cũng nhiều lần điêu đứng.

Bằng tinh thần tìm cái khó để ló cái khôn, Chính phủ Hàn Quốc luôn đồng hành cùng người nông dân khẳng định vùng trồng sâm đạt chất lượng bằng các chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Đạo luật kiểm soát chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một công cụ kiểm soát chất lượng sản phẩm nông nghiệp đang được thực thi để đảm bảo chất lượng và an toàn của nhân sâm.

Thông qua đó, chính phủ ngăn chặn việc phân phối nhân sâm không đạt tiêu chuẩn và tăng cường bảo vệ người tiêu dùng. Việc sử dụng sinh vật biến đổi gen (GMO) trong trồng nhân sâm được quy định chặt chẽ, khuyến khích việc trồng nhân sâm theo cách truyền thống và tự nhiên. Thông qua các chính sách và hệ thống này, Chính phủ Hàn Quốc đang duy trì chất lượng nhân sâm, tăng cường niềm tin của người tiêu dùng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nhân sâm.

Không một hạt giống nhân sâm nào được bay ra khỏi Hàn Quốc, vì đó là qui định nghiêm ngặt từ chính phủ. Chúng chỉ được xuất cảnh khi đủ hai năm tuổi. Vậy nên, với diện tích canh tác khoảng 15.000 ha và giá trị sản xuất đạt khoảng 800 tỷ won tính đến năm 2022. Số tiền xuất khẩu nhân sâm hàng năm là 270 triệu USD, đây là số tiền lớn nhất đối với một sản phẩm nông nghiệp.

Để giúp người nông dân thúc đẩy nhanh qui trình trồng sâm, Cục Phát triển nông thôn Hàn Quốc còn cho phát triển công nghệ nhân giống hàng loạt thông qua cảm ứng phôi tế bào nhân sâm. Kết quả là họ đã thành công trong việc tạo ra 40 cây giống nuôi cấy mô từ một cây trong một năm, trước đây nếu nhân giống bằng hạt thì mất 3~4 năm để cho ra 40 cây giống. Hơn hết, những cây giống được nuôi cấy mô bằng phương pháp này được cấy vào đất, tỷ lệ sống vẫn cao tới hơn 70% so với phương pháp truyền thống.

Nhân sâm Ngọc Linh được gọi là "Quốc bảo" của Việt Nam. Ảnh: Lê Khánh.

Kể từ năm 2013, Việt Nam bắt đầu giới thiệu nhiều với sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên, loại sâm này chỉ phát triển tốt ở những vùng núi có khí hậu mát mẻ và độ ẩm cao, có độ cao trung bình từ 1.200 đến 2.000 mét. Điều này đã gây ra giới hạn vùng trồng trọt và mở rộng diện tích trồng rộng rãi.

Cũng như nhân sâm Hàn Quốc, nhân sâm Việt Nam cũng phải mất từ 5~7 năm mới có thể thu hoạch được, đã gây không ít khó khăn cho nông dân trồng sâm Việt Nam. Thậm chí, vì yếu tố vốn nhiều người trồng đã bỏ cuộc. Không chỉ thế, nhân sâm Việt Nam dễ dàng bị làm giả mạo vì chúng ta chưa có những qui định cụ thể để bảo vệ cho vùng trồng và chứng nhận chất lượng sản phẩm cho “nhân sâm made in Vietnam”.

Để nhân sâm Việt Nam có thể khẳng định được hình ảnh của mình trên bản đồ thế giới, chúng ta cần tham khảo cách làm thành công của Hàn Quốc. Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu cùng với quốc gia này và nhiều quốc gia khác để tìm hướng ra và đường đi đúng cho nhân sâm Việt Nam.

Quan trọng hơn hết, để người Việt Nam có thể dùng sâm tốt, không phải mua nhằm các loại sâm giả, ngay tại sân nhà chúng ta cần có những cái bắt tay của những bên có liên quan để chung tay xây dựng cho nhân sâm Việt Nam có được chỗ đứng, sự tin yêu của người tiêu dùng. Đã đến lúc chúng ta phải quyết liệt hơn trong việc tạo ra các chính sách hỗ trợ người trồng, nghiên cứu phát triển chất lượng giống và có những qui định cụ thể trong việc bảo chứng chất lượng nhân sâm Việt Nam với thế giới.

Nguyễn Nam Cường
Tin khác
Ấn Độ giám sát hoạt động khai thác IUU bằng máy bay không người lái
Ấn Độ giám sát hoạt động khai thác IUU bằng máy bay không người lái

Maharashtra trở thành bang đầu tiên ở Ấn Độ sử dụng máy bay không người lái để thực thi các quy định liên quan đến luật biển.

Chính sách logistics xanh của Bỉ
Chính sách logistics xanh của Bỉ

Những biện pháp logistics xanh mà Bỉ áp dụng gồm giảm phát thải carbon, tăng cường sử dụng vận tải đa phương thức, phát triển đội xe điện...

Hoa Kỳ: Bang Florida đang làm gì để chống lại bệnh héo cam?
Hoa Kỳ: Bang Florida đang làm gì để chống lại bệnh héo cam?

Trước những thách thức về dịch bệnh và thiên tai, các sáng kiến mới như cây bẫy côn trùng và cải tiến gen giúp gượng dậy ngành công nghiệp cam tại Florida.

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy

Đánh bắt cá là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Na Uy. Ngành này đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi biến đổi khí hậu.

Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama
Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama

Các nhà khoa học lai tạo ra giống chuối Yelloway One có thể kháng lại dịch bệnh Panama được mệnh danh là ‘kẻ hủy diệt’ chuối hàng loạt.

Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?
Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?

Một cuộc tranh cãi bất phân thắng bại đã thu hút giới học giả về lương thực của các bộ tộc ở Úc liệu có thể trở thành thực phẩm phù hợp trong tương lai.

Giới khoa học Mexico: Thế giới bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6
Giới khoa học Mexico: Thế giới bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6

Các nhà khoa học Mexico chứng minh rằng Trái đất đã chính thức bước vào giai đoạn đầu của cuộc đại tuyệt chủng; loài người có thể chấm dứt trong vòng 200 năm tới.

Trung Quốc có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
Trung Quốc có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu

Bằng cách đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới, Trung Quốc có thể hỗ trợ các quốc gia châu Phi phát triển nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Trung Quốc rút ngắn thời gian sinh trưởng cây nho bằng trí tuệ nhân tạo
Trung Quốc rút ngắn thời gian sinh trưởng cây nho bằng trí tuệ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây nho.

Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến
Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến

Tỷ lệ bò bị nhiễm cúm gia cầm chết ở California (Hoa Kỳ) tăng mạnh so với các tiểu bang khác, khiến các công ty xử lý xác động vật quá tải khi thời tiết nắng nóng.

Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1
Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1

Cúm gia cầm quy mô lớn đã ảnh hưởng đến ít nhất 280 trang trại bò sữa ở 14 bang của Hoa Kỳ, đòi hỏi khả năng nhận biết và hành động sớm.

Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan
Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan

ĐBSCL Kinh nghiệm từ Đài Loan cho thấy, nhiều phương pháp hiệu quả trong việc tái chế chất thải nông nghiệp thành sản phẩm có giá trị, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.