Hãy đưa bèo hoa dâu trở về với đồng ruộng

NGUYỄN LÂN HÙNG - Thứ Ba, 19/03/2024 , 07:30 (GMT+7)

Nếu ruộng lúa được phủ 2-3 lớp bèo hoa dâu thì không cần phải bón thêm phân, rất phù hợp với yêu cầu phát động phong trào sản xuất xanh của giai đoạn hiện nay.

Tôi nhớ mãi buổi nói chuyện qua điện thoại với GS.TS Nguyễn Quang Thạch, ông đề nghị tôi hãy tập trung suy nghĩ để phát triển lại bèo hoa dâu. Ông nêu ra hàng loạt luận cứ chứng minh rằng đã đến lúc chúng ta phải chuyển đổi canh tác, phải giữ lại độ màu mỡ cho đất, phải giảm thiểu hàm lượng CO2 trong khí quyển bằng việc đưa bèo hoa dâu trở lại với đồng ruộng.

Ông gửi cho tôi cuốn sách về bèo hoa dâu của một tác giả phương Tây mà TS Phạm Gia Minh – cháu ngoại của cụ Nguyễn Công Tiễu đã dịch. Thật không ngờ, cuốn sách đó dày tới 578 trang với 673 tài liệu tham khảo, trong đó chỉ có 2 tài liệu của Việt Nam, còn lại là tài liệu từ khắp năm châu và của rất nhiều trường đại học, các viện nghiên cứu nổi tiếng khắp thế giới.

Đưa bèo hoa dâu trở lại với đồng ruộng sẽ giúp giảm thiểu hàm lượng CO2 trong khí quyển. Ảnh: Nguyễn Lân Hùng.

Đưa bèo hoa dâu trở lại với đồng ruộng sẽ giúp giảm thiểu hàm lượng CO2 trong khí quyển. Ảnh: Nguyễn Lân Hùng.

Điều này cho thấy suy nghĩ của ta về bèo hoa dâu rất thiển cận. Ta cứ tưởng bèo hoa dâu là của Việt Nam! Không ngờ, 49 triệu năm trước, khi Bắc Băng Dương còn có khí hậu ấm áp thì bèo hoa dâu đã phủ kín vùng này.

Các di tích để lại chứng minh rằng, chính bèo hoa dâu thời đó đã chấm dứt khí hậu nhà kính tưởng tồn tại hàng trăm triệu năm trên trái đất để chuyển sang khí hậu mát mẻ, hình thành 2 vùng đóng băng ở Bắc cực và Nam cực như hiện nay.

Tôi đang muốn hiến cuốn sách đó thì GS.TS Nguyễn Quang Thạch lại đột ngột ra đi. Tôi không ngờ, ông đã ủ bệnh từ lâu nhưng vẫn cố làm việc tới hơi thở cuối cùng...

Mất ông, đất nước mất một nhà khoa học mẫn cán, đầy nhiệt huyết, rất thông minh và luôn luôn hướng tới những thành tựu khoa học hiện đại. Các đề xuất khoa học của ông rất chính xác. Vì vậy, chúng ta hãy cố gắng thực hiện theo mong muốn này của ông.

Để thực hiện ý định của GS.TS Nguyễn Quang Thạch, việc đầu tiên tôi làm là tới các thư viện để tham khảo tài liệu về bèo hoa dâu phổ biến ở thế kỷ trước. Rất tiếc, các thư viện lớn mà tôi tìm tới đều cho biết họ đã thanh lý hết tất cả các sách từ năm 1960 trở về trước. Đó quả là một việc đáng trách nhưng cũng phải thông cảm vì hầu hết các thư viện đều không đủ chỗ chứa lượng sách khổng lồ.

ThaiBinh Seed đang tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm phát triển mô hình nuôi bèo hoa dâu trong ruộng thay thế phân bón vô cơ. Ảnh: Nguyễn Lân Hùng.

ThaiBinh Seed đang tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm phát triển mô hình nuôi bèo hoa dâu trong ruộng thay thế phân bón vô cơ. Ảnh: Nguyễn Lân Hùng.

Tuy nhiên, việc nuôi bèo hoa dâu vẫn còn nhiều kỷ niệm với những người lớn tuổi. Tôi nhớ đầu những năm 70, chúng tôi còn đưa sinh viên đi thực tế sản xuất ở các hợp tác xã. Cứ 5 giờ sáng, các em đã phải ra đồng để dông bèo và bón phân cho nó. Lúc đó là mùa đông, rất rét.

Những kỷ niệm đó có lẽ không bao giờ quên. Sau ngày giải phóng, chúng ta đã xây dựng thêm rất nhiều mảng phân bón, đặc biệt là các nhà máy phân đạm. Vì vậy, việc nuôi bèo hoa dâu dần bị quên lãng.

Phân vô cơ ngày càng được sử dụng nhiều trên đồng ruộng. Việc lạm dụng phân bón vô cơ đã làm chai đất, đầu độc môi trường và ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm.

Rất mừng khi chúng tôi nhận được thông tin của ông Trần Mạnh Báo, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed. Ông cho biết, tỉnh Thái Bình vẫn còn bèo hoa dâu. Tại cơ sở nghiên cứu của ông, những thử nghiệm về việc phát triển bèo hoa dâu đã diễn ra.

Ông Báo sẽ cho đơn vị nhân nhanh một ao nuôi để cung cấp giống bèo hoa dâu. Đồng thời, xây dựng mô hình nuôi bèo hoa dâu trong ruộng thay thế phân bón vô cơ. Ông Trần Mạnh Báo đã từng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Ông thật xứng đáng với danh hiệu đó.

Chúng ta biết rằng, bèo hoa dâu có khả năng hấp thụ khí CO2 cao gấp 4 lần cây rừng. Nó còn có khả năng hấp thụ khí nitơ trong khí quyển để tạo thành dạng nitơ cây có thể hấp thụ được.

Nếu ruộng lúa được phủ 2 - 3 lớp bèo hoa dâu thì không cần phải bón thêm phân. Ảnh: Nguyễn Lân Hùng.

Nếu ruộng lúa được phủ 2 - 3 lớp bèo hoa dâu thì không cần phải bón thêm phân. Ảnh: Nguyễn Lân Hùng.

Các nghiên cứu cho biết, nếu ruộng lúa được phủ 2 - 3 lớp bèo hoa dâu thì không cần phải bón thêm phân. Điều này rất phù hợp với yêu cầu của giai đoạn hiện nay khi phát động phong trào sản xuất xanh. Việc sử dụng bèo hoa dâu vừa giúp chúng ta tiết kiệm tiền phân bón, vừa tạo ra sản phẩm sạch.

Ngoài ra, bèo hoa dâu còn là thức ăn cho nhiều loài vật nuôi và một số loài thủy sản. Ở các nước tiên tiến, bèo hoa dâu còn được dùng làm nhiên liệu sinh học và sản xuất dược phẩm.

Đặc biệt, bèo hoa dâu là loài phát triển không cần đất. Nó không tranh giành diện tích với các loại cây khác. Nó cung cấp năng lượng tái tạo ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Khi loài người nghĩ tới việc chinh phục vũ trụ, đưa con người lên mặt trăng, lên sao hỏa... thì bèo hoa dâu sẽ được sử dụng để hấp thụ khí CO2 và tạo ra khí O2. Nó còn tham gia vào việc chọn lọc nước thải và cung cấp thực phẩm cho các phi hành gia. Việc này có lẽ dành cho các nước tiên tiến, còn ở Việt Nam, xin bà con hãy nghĩ tới đưa bèo hoa dâu trở lại với đồng ruộng.

Chúng tôi đang xúc tiến để viết lại một tài liệu về nuôi bèo hoa dâu. Nhưng trước mắt, bà con có thể liên hệ trực tiếp với Tổng Giám đốc ThaiBinh seed Trần Mạnh Báo (số điện thoại 0913.291.409) hoặc tới thăm trực tiếp cơ sở nuôi bèo hoa dâu của ông ở Thái Bình. Họ không những sẽ giới thiệu cụ thể về bèo hoa dâu mà còn cung cấp giống, kỹ thuật cho bà con.

Hi vọng bèo hoa dâu sẽ sớm trở lại với đồng ruộng của chúng ta. 

NGUYỄN LÂN HÙNG
5 giải pháp cho vụ hè thu đặc biệt khó khăn ở Nghệ An
5 giải pháp cho vụ hè thu đặc biệt khó khăn ở Nghệ An

Vụ hè thu năm nay của Nghệ An đang đứng trước những khó khăn lớn do thời tiết gây ra, nhất là nắng nóng, hạn hán.

Hướng dẫn chăn nuôi tuần hoàn quy mô nông hộ
Hướng dẫn chăn nuôi tuần hoàn quy mô nông hộ

‘Không bỏ đi thứ gì’, nhiều nông hộ áp dụng chăn nuôi tuần hoàn, tận thu phế phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Syngenta ra mắt thuốc diệt rầy mới nhất: Pexena 20WG dạng cốm
Syngenta ra mắt thuốc diệt rầy mới nhất: Pexena 20WG dạng cốm

Sản phẩm mới không chỉ an toàn với sức khỏe của người phun thuốc và pha thuốc mà với đặc tính hòa tan tốt, thuốc dạng cốm này còn an toàn hơn cho môi trường, giảm thất thoát thuốc và giảm lượng thuốc đưa xuống đồng ruộng.

Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên hướng dẫn nuôi vịt trên chuồng sàn
Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên hướng dẫn nuôi vịt trên chuồng sàn

Nuôi vịt chuồng sàn tăng được mật độ nuôi, dễ chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh đảm bảo, hiệu quả kinh tế cao.

Đào tạo giảng viên nguồn tiếp cận kỹ thuật sử dụng phân bón đúng
Đào tạo giảng viên nguồn tiếp cận kỹ thuật sử dụng phân bón đúng

Khóa tập huấn giảng viên nguồn đầu tiên cho Dự án Sử dụng phân bón đúng chính thức khai giảng, truyền tải kiến thức, kỹ thuật về sử dụng phân bón đúng trong nông nghiệp.

Công nghệ mới giải tỏa nỗi lo rầy nâu
Công nghệ mới giải tỏa nỗi lo rầy nâu1

Diệt rầy nhanh, hiệu quả cao kéo dài là điểm mạnh vượt trội của Pexena cốm so với các thuốc trừ rầy hiện nay. Pexena cốm cũng đặc biệt an toàn cho hầu hết các loại thiên địch.

Robot diệt cỏ, giảm ốc bươu vàng, giảm khí metan nhưng không giảm năng suất lúa
Robot diệt cỏ, giảm ốc bươu vàng, giảm khí metan nhưng không giảm năng suất lúa

Aigamorobo được Công ty New Green của Nhật Bản giới thiệu có khả năng diệt cỏ, đẩy lùi ốc bươu vàng không cần thuốc hóa học, không sử dụng pin, thân thiện với môi trường.

Hướng dẫn quản lý dịch hại tổng hợp trên cây nhãn
Hướng dẫn quản lý dịch hại tổng hợp trên cây nhãn

'Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây nhãn'. Áp dụng tốt quy trình này, giảm được 3-4 lần phun thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Nuôi cua biển trong hệ thống xử lý nước tuần hoàn quy mô nông hộ
Nuôi cua biển trong hệ thống xử lý nước tuần hoàn quy mô nông hộ

Nuôi cua biển trong hệ thống xử lý nước tuần hoàn quy mô nông hộ là giải pháp giúp nông dân nâng cao năng suất, lợi nhuận cho nghề nuôi cua biển so với các phương pháp nuôi truyền thống.

Hiểu đúng về Cadimi
Hiểu đúng về Cadimi1

TS. Phùng Hà - Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam: So với thế giới, Việt Nam hiện quy định hàm lượng Cadimi khá chi tiết, trong đó có thực phẩm và phân bón chứa lân, vì vậy cần hiểu cho đúng về Cadimi.

Hướng dẫn nuôi tôm tít trong hệ thống xử lý nước tuần hoàn
Hướng dẫn nuôi tôm tít trong hệ thống xử lý nước tuần hoàn

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 đã xây dựng 'Quy trình nuôi tôm tít trong hệ thống xử lý nước tuần hoàn quy mô nông hộ'. Đây là giải pháp công nghệ mới, chủ động trong việc nuôi, kiểm soát được số lượng và chất lượng.

Nghề nông trong ca dao, dân ca Quảng Ngãi: [Bài 2] Xứ sở của trăm nghề
Nghề nông trong ca dao, dân ca Quảng Ngãi: [Bài 2] Xứ sở của trăm nghề

Trong ca dao Quảng Ngãi, có khá nhiều những câu gắn với làng nghề trồng rau, cây rau mang ý vị khôi hài, tinh nghịch.