Hoa hậu H’Hen Niê đưa thư viện thân thiện về nông thôn

Tuy Hòa - Thứ Năm, 07/11/2024 , 06:50 (GMT+7)

Từ khi đăng quang đến nay, Hoa hậu H’Hen Niê đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng, trong đó có chương trình đưa ‘Thư viện thân thiện’ về nông thôn.

Hoa hậu H'Hen Niê nỗ lực đưa thư viện thân thiện về nông thôn.

Hoa hậu H’Hen Niê ngoài các hoạt động từ thiện cho những số phận bất hạnh, thì thực hiện hai chương trình dài hơi “góp một cây là có rừng” và “thư viện thân thiện”. Cuối tháng 10/2023, hoa hậu H’Hen Niê bàn giao hai thư viện thân thiện cho Trường tiểu học A Ô Lâm (huyện Tri Tôn) và Trường tiểu học D An Cư (huyện Tịnh Biên) của tỉnh An Giang. Đây là thư viện thân thiện thứ 10 và thứ 11, trong dự án phát triển văn hóa đọc cùng trẻ em nông thôn của hoa hậu H’Hen Niê.

Tham gia dự án “Room To Read” với vai trò đại sứ toàn cầu, hoa hậu H’Hen Niê ban đầu định thực hiện chương trình thư viện thân thiện tại các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên. Thế nhưng, sau đó chị quyết định mở rộng đối tượng thụ hưởng đến trẻ em những vùng sâu, vùng xa khác. Tính tới thời điểm hiện nay, thư viện thân thiện của hoa hậu H’Hen Niê đã xuất hiện tại các tỉnh Lâm Đồng, Hà Giang, Lai Châu, Đắk Lắk, Gia Lai, Ninh Thuận và An Giang.

Theo kế hoạch của hoa hậu H’Hen Niê, đến hết năm 2024, sẽ bàn giao thư viện thân thiện thứ 14. Chị chia sẻ: “Tôi lớn lên trong một gia đình dân tộc Ê Đê nghèo ở Cư M’Gar, Đắk Lắk. Tuổi thơ của tôi không chỉ thèm miếng ăn mà còn thèm đọc sách. Tôi đã từng đi bộ hơn chục cây số để mượn sách của bạn bè. Thậm chí, có khi tôi còn nhặt một tờ giấy gói xôi là một bài báo hay một trang sách để dành mà đọc.

Vì vậy, khi đến Trường tiểu học Niêm Tòng ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang hoặc Trường tiểu học Đak Krong ở huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai để khai trương thư viện thân thiện, tôi thực sự rất xúc động. Tôi mong các em bớt vất vả hơn, so với tôi ngày xưa”.

Hoa hậu H'Hen Niê tặng quà cho học sinh tiểu học vùng sâu, vùng xa.

Về kinh phí xây dựng thư viện thân thiện, hoa hậu H’Hen Niê tiết lộ, ngoài số tiền dành dụm của cá nhân từ các show diễn thời trang, thì chị vận động tài chính từ vài doanh nhân thân thiết. Mỗi thư viện thân thiện đều có số lượng tối thiểu là 10 nghìn đầu sách phù hợp với lứa tuổi các em, đồng thời phòng đọc sách cũng được thiết kế đạt tiêu chuẩn thẩm mỹ.

Hoa hậu “H’Hen Niê quan niệm: “Phòng đọc sách trang trí sơ sài thì không thể giúp các em hứng thú tìm đến với sách. Bên cạnh đó, phòng đọc sách cũng trang bị những mô hình vừa chơi vừa học để các em gắn bó với không gian văn hóa đọc. Ví dụ, sau khi bàn giao thư viện thân thiện tại trường tiểu học Mỹ Nhơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận thì tôi nhận được phản hồi rằng nơi đây đã trở thành một địa chỉ rất được thiếu nhi trong xã ưa thích”.

Mỗi dịp khánh thành thư viện thân thiện, hoa hậu H’Hen Niê cũng kết hợp tặng quà và trao học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, mặc dù rất bận rộn, hoa hậu H’Hen Niê vẫn có những buổi đọc sách cùng các em học sinh tại thư viện thân thiện.

Chị bày tỏ: “Khi đọc sách cùng các em, tôi nhận ra những bạn nhỏ nông thôn rất khao khát được làm bạn với sách. Nhất là những cuốn truyện tranh luôn khiến các em say mê. Tôi tin rằng, khi chúng ta trao cơ hội tiếp cận sách hôm nay thì tri thức từ những cuốn sách sẽ thắp sáng con đường vào đời cho các em, và chúng ta sẽ có nền tảng văn hóa đọc cho làng quê ngày mai”.

Hoa hậu H'Hen Niê cùng đọc sách với học sinh tiểu học huyện Tịnh Biên, An Giang.

Hoa hậu H’Hen Niê cho biết, dự án đưa thư viện thân thiện về nông thôn sẽ được tiếp tục trong năm 2025. Hiện tại, chị và nhóm thiện nguyện đang tiến hành khảo sát một số trường tiểu học tại Kon Tum, Quảng Nam, Cà Mau, Cao Bằng, Bắc Kạn… để kêu gọi nhà hảo tâm cùng chung tay xây dựng thư viện thân thiện cho trẻ em vùng sâu, vùng xa.

Chị thổ lộ: “Dù phương tiện giao thông đến những nơi khuất nẻo đã thuận tiện hơn, nhưng chi phí đầu tư vẫn khá cao. Tôi muốn đưa thư viện thân thiện đạt chuẩn đến học sinh tiểu học đang chịu nhiều thiệt thòi, chứ không làm đại trà mà không kiểm soát được chất lượng. Vì vậy, tôi kiên định làm từ từ với niềm tin vào tương lai tươi sáng của trẻ em nông thôn”.

Tuy Hòa
Tin khác
Mạch nha Thi Phổ
Mạch nha Thi Phổ

Làng Thi Phổ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi sản xuất loại mạch nha thơm ngon nổi tiếng trong cả nước, gọi là 'mạch nha Thi Phổ'.

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận
Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh không chỉ được chuyển thể thành phim truyền hình và phim điện ảnh, mà còn liên tục tái bản với số lượng lớn để phục vụ độc giả.

Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư
Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư

Trong 'Quốc văn trích diễm', giáo sư Dương Quảng Hàm trích bài thơ 'Bán than' và cho là của Trần Khánh Dư. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tác giả là người khác.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm đà cốt cách Nam bộ
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm đà cốt cách Nam bộ

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh, được hậu sinh kỷ niệm 10 năm ông đi xa, bằng một hội thảo tổ chức tại TP.HCM sáng 6/12.

Tinh hoa làng nghề chạm bạc Đồng Xâm
Tinh hoa làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Trên bia đá đền thờ tổ nghề chạm bạc Đồng Xâm có tuổi đời gần 600 năm ghi dấu ấn tinh hoa làng nghề và những điều răn dạy con cháu giữ nghiêm phép nghề.

'Hưng Hóa kí lược' - Một cuốn toàn thư về đất và người Tây Bắc
'Hưng Hóa kí lược' - Một cuốn toàn thư về đất và người Tây Bắc

Nội dung của 'Hưng Hóa kí lược' có 12 đề mục, bao gồm đầy đủ nội dung truyền thống của một cuốn địa chí.

Nhà thơ Đinh Nho Tuấn đoạt giải nhất ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’
Nhà thơ Đinh Nho Tuấn đoạt giải nhất ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’

Nhà thơ Đinh Nho Tuấn với chùm thơ về vẻ đẹp đô thị năng động và bao dung, đã được trao giải nhất cuộc thi thơ ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’ năm 2024.

Nhà thơ xứ Nghệ có nốt nhạc mùa trong ký ức xanh
Nhà thơ xứ Nghệ có nốt nhạc mùa trong ký ức xanh

Nhà thơ xứ Nghệ Trần Quang Khánh chắt chiu cảm xúc những ngày quân ngũ và những năm dạy học để gửi gắm vào vần điệu chân thành và sâu lắng.

Vẻ đẹp núi rừng qua trang văn của tác giả dân tộc Thái
Vẻ đẹp núi rừng qua trang văn của tác giả dân tộc Thái

Vẻ đẹp núi rừng ở miền tây xứ Nghệ được tác giả Hữu Vi phác họa sinh động và quyến rũ qua tập truyện ngắn ‘Cái chết của bầy ong’.

Nhà văn Sơn Nam đã có thêm một khách tri âm
Nhà văn Sơn Nam đã có thêm một khách tri âm

Nhà văn Sơn Nam đã được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu, và chuyên luận ‘Khí chất Nam Bộ qua truyện Sơn Nam’ chứng minh rằng ông có thêm một khách tri âm nữa.

Học giả Nguyễn Đình Tư lần thứ hai nhận Giải thưởng sách quốc gia
Học giả Nguyễn Đình Tư lần thứ hai nhận Giải thưởng sách quốc gia

Học giả Nguyễn Đình Tư ở tuổi 104 được trao giải A của Giải thưởng sách quốc gia 2024 với công trình nghiên cứu về lịch sử đô thị phương Nam.

Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi
Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi

Đào tạo tiếng Việt tại Lào có thêm một địa chỉ mới ở Viên Chăn, với sự phối hợp giữa Trường Đại học Cửu Long và Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục Lào.