Kỹ thuật vi ghép In vivo chanh dây để loại bỏ virus ở Nhật Bản

Quỳnh Chi - Thứ Bảy, 13/07/2024 , 07:19 (GMT+7)

Bài tham luận của TS Tatsushi Ogata, Nghiên cứu viên cao cấp đã nghỉ hưu của Trung tâm nghiên cứu khoa học nông nghiệp quốc tế Nhật Bản (JIRCAS).

Ngày 2-3/7/2024, tại Gia Lai, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) phối hợp với Trung tâm Công nghệ thực phẩm và phân bón châu Á - Thái Bình Dương (FFTC-ASPAC) tổ chức hội thảo quốc tế “Tăng cường quản lý chất lượng cho chuỗi giá trị chanh dây ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương”. Nhiều tham luận quan trọng về phát triển chanh dây của khu vực đã được trình bày, hỏi đáp tại hội thảo. Báo NNVN dịch, biên soạn, trân trọng giới thiệu tới bạn đọc.

Ở Nhật Bản, chanh dây thường được trồng trên các giàn ngang. Ảnh: JIRCAS.

Sản xuất chanh dây tại Nhật Bản

Chanh dây là một loại cây ăn quả phổ biến tại Nhật Bản, thường được trồng trên các giàn dọc và giàn ngang. Hầu hết quả chanh dây được bán để tiêu thụ tươi, mang lại lợi ích kinh tế cao cho người trồng. 

Tại Nhật Bản, các giống chanh dây được trồng phổ biến bao gồm Ruby Star, Summer Queen và Tainung No.1 (Đài Nông số 1). Các vùng trồng chanh dây chủ yếu ở các quần đảo phía nam với 2 kiểu mùa vụ nhiệt đới và ôn đới.

Trong quá trình sản xuất chanh dây, nông dân phải đối mặt với nhiều khó khăn như cây không ra hoa vào mùa nhiệt độ cao, độ acid thiếu ổn định do ảnh hưởng điều kiện thời tiết, khí hậu. Chanh dây tại Nhật Bản cũng gặp phải nhiều bệnh hại do virus, các bệnh lây truyền qua ghép, cũng như các bệnh do nấm Fusarium và Phytophthora. Đặc biệt, bệnh virus hóa gỗ/cứng trái và các bệnh lây truyền qua ghép gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng.

Các bệnh lây truyền qua ghép. Ảnh: JIRCAS.

Biện pháp cơ bản đầu tiên để chống lại bệnh do virus là cây giống phải sạch bệnh. Tuy nhiên, một số loại virus có triệu chứng bên ngoài khó nhận biết. Trong trường hợp này, cần làm sạch chủng virus và sử dụng làm cây mẹ để nhân giống.

Để giải quyết các vấn đề trên, Trung tâm nghiên cứu khoa học nông nghiệp quốc tế Nhật Bản (JIRCAS) phát triển công nghệ tiến bộ để xử lý virus trên cây chanh dây bằng phương pháp ghép chồi đỉnh, không đòi hỏi các thiết bị đặc biệt.

Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật in ghép In vivo

Kỹ thuật vi ghép In vivo không yêu cầu môi trường vô trùng, giúp giảm bớt chi phí và thời gian chuẩn bị. In vivo không cần đến các thiết bị phức tạp và đắt tiền, các bước thực hiện không phức tạp. Người trồng dễ dàng áp dụng mà không cần quá nhiều kỹ năng chuyên môn. 

Một lần vi ghép chỉ mất dưới 5 phút. Người trồng có thể thực hiện hơn 10 lần vi ghép trong 1 giờ.

Cây trồng sau khi được vi ghép có thể phát triển nhanh chóng mà không cần thời gian thích nghi dài. Sau khoảng 2 tháng kể từ khi vi ghép, cây trồng có thể được xét nghiệm để kiểm tra virus.

Tuy vậy, vi ghép In vivo có một số nhược điểm như tỷ lệ ghép thành công không đồng đều, yêu cầu điều kiện sau ghép nghiêm ngặt, tỷ lệ thành công thấp với chồi đỉnh nhỏ…

Thiết bị làm vi ghép In vivo. Ảnh: JIRCAS.

Thiết bị và vật liệu cần thiết

Lưỡi dao dùng để cắt bỏ phần trên của thân cây. Chuyên gia Nhật Bản khuyên sử dụng lưỡi dao cạo dùng một lần do độ mỏng và sắc, thích hợp cho việc ghép cành. Dao thép carbon Feather S Seikan Ryoba phổ biến ở Nhật nhờ độ dẻo, giúp an toàn trong quá trình ghép.

Tăm dùng loại bỏ các lá non và gân khỏi cành ghép, để lộ ra phần ngọn, dễ cắt bỏ. Đầu tăm phải càng mỏng càng tốt để tránh nhiễm bẩn. Sử dụng tăm một lần để để đảm bảo vệ sinh.

Kính lúp phóng đại hoặc kính hiển vi soi nổi giúp phóng đại các chi tiết nhỏ khi thực hiện ghép.

Phim (màng) parafin quấn đúng cách sẽ giúp chồi tự phá vỡ màng trong quá trình nảy mầm, giảm công đoạn tạo chồi sau khi ghép cành.

Nhãn dán ghi lại các thông tin cần thiết giúp theo dõi quá trình ghép, như ngày ghép đỉnh chồi, giống, kích thước đỉnh thân, v.v…

Vật liệu thực vật (gốc ghép để vi ghép In vivo): Sử dụng cây con của loài chanh day P. edulis để làm gốc ghép.

Kỹ thuật vi ghép In vivo chanh dây. Ảnh: JIRCAS.

Kỹ thuật vi ghép In vivo chanh dây

- Chuẩn bị cây ghép: Kỹ thuật vi ghép In vivo có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào miễn là chồi mới đang phát triển. Môi trường có nhiệt độ trung bình từ 22 đến 25 độ C là lý tưởng nhất. Tránh thời kỳ nhiệt độ cao vì tỷ lệ sống của cây có xu hướng giảm.

- Gốc ghép: Cây con được sử dụng làm gốc ghép cần phải sạch virus. Sử dụng lưỡi dao để cắt bỏ phần trên của thân cây, loại bỏ phần nửa hình trụ của đầu cắt. Khi thực hiện đúng cách, các chồi bất định của gốc ghép sẽ hiếm khi mọc ra từ cành ghép ở đỉnh chồi. 

Nên sử dụng gốc ghép có thể phân biệt được với cành ghép. Ví dụ, nếu giống chanh dây có gân lá xanh, bạn có thể sử dụng cây con của giống có gân đỏ để dễ dàng xác định. 

- Chuẩn bị chồi ghép: Chọn những chồi mới đang phát triển mạnh mẽ từ giống chanh dây bạn muốn trồng. Có thể thu hái cành ghép tại các vườn đạt chất lượng, không nhiễm virus, mang về nhà để thực hiện ghép đỉnh chồi. Tốt nhất nên bảo quản chồi ghép trong tủ lạnh.

Sử dụng tăm để loại bỏ các lá non và gân lá khỏi cành ghép, để lộ ra phần ngọn, giúp dễ dàng cắt chồi đỉnh. Cắt chồi đỉnh, sẵn sàng cho vi ghép.

- Ghép chồi đỉnh: Dùng kính lúp phóng đại hoặc kính hiển vi soi nổi để nhìn rõ các chi tiết khi ghép. Sử dụng lưỡi dao cạo để cắt và ghép chồi đỉnh vào gốc ghép. Chồi ghép nên được đặt trên tầng phát sinh để đảm bảo tỷ lệ sống sót cao nhất.

Tăng trưởng của cây sau ghi ghép. Ảnh: JIRCAS.

Một số lưu ý về phương pháp quản lý, điều kiện tăng trưởng

Trong phương pháp ghép đỉnh chồi cây ăn quả thông thường, những cây con mềm vài tuần tuổi sau khi nảy mầm được sử dụng làm gốc ghép trong bóng tối. Tuy nhiên, với phương pháp vi ghép In vivo, cây con được trồng dưới ánh sáng mặt trời, giống như cây con bình thường. Quản lý gốc ghép cần có biện pháp triệt để để ngăn ngừa lây nhiễm virus. Tốt nhất không nên sử dụng dao, nhưng nếu cần thì nên sử dụng dao chuyên dụng hoặc khử trùng kỹ lưỡng.

Khi bắt đầu phát triển, cây con có các lóng ngắn, nhưng các lóng sẽ dài hơn khi cây đạt chiều cao khoảng 20 đến 30 cm. Với các lóng dài như vậy, gốc ghép có chiều cao khoảng 30 đến 50 cm rất dễ sử dụng. Thời điểm trồng là khoảng 2 tháng sau khi gieo. Từ thời điểm này, tốc độ tăng trưởng tăng lên và sau một hoặc hai tuần nữa, cây trở nên quá dài và khó thực hiện ghép đỉnh. Ngay cả những cây con đã cao khoảng 1m cũng có thể gắn vào đỉnh thân.

Quỳnh Chi (dịch và biên soạn)
Tin khác
Ứng dụng công nghệ số cho nông nghiệp Tây Nguyên
Ứng dụng công nghệ số cho nông nghiệp Tây Nguyên

Ứng dụng công nghệ số phục vụ sản xuất ngành hàng cà phê và hồ tiêu khu vực Tây Nguyên được Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam tổ chức giúp tiết kiệm chi phí.

Tri thức nông dân, giá trị cốt lõi của du lịch nông nghiệp, nông thôn
Tri thức nông dân, giá trị cốt lõi của du lịch nông nghiệp, nông thôn

Tri thức nông dân vừa là giá trị vừa là giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực của bà con nông dân, phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Ứng dụng chuyển đổi số để tối ưu hóa quy trình sản xuất
Ứng dụng chuyển đổi số để tối ưu hóa quy trình sản xuất

An Giang Ứng dụng chuyển đổi không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí mà còn mở ra cơ hội kết nối thị trường.

Nông dân Hải Hà hào hứng tham gia lớp học IPM
Nông dân Hải Hà hào hứng tham gia lớp học IPM

Quảng Ninh Ngay khi Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Hải Hà mở lớp IPM trên cây lúa, 30 học viên nông dân đã hào hứng tham gia, từ đó có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm.

Nông dân mách bí quyết diệt rong meo trong ruộng lúa
Nông dân mách bí quyết diệt rong meo trong ruộng lúa

Cần Thơ Sử dụng chế phẩm vi sinh để diệt rong meo, nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất, cải tạo đất đai màu mỡ, lúa khỏe, tăng sức đề kháng trong mùa mưa bão.

Nuôi dưỡng đam mê công nghệ sinh học cho sinh viên nông nghiệp
Nuôi dưỡng đam mê công nghệ sinh học cho sinh viên nông nghiệp

PGS.TS Nguyễn Đức Bách (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cho rằng, cần chứng minh giá trị kinh tế của công nghệ sinh học để hỗ trợ các bạn trẻ nghiên cứu khoa học.

Kinh nghiệm khởi nghiệp nông nghiệp của một người trẻ
Kinh nghiệm khởi nghiệp nông nghiệp của một người trẻ

Là một chủ trang trại trẻ thành công, anh Đỗ Văn Phúc, chủ vườn hoa cẩm cù lớn ở Bình Phước có những chia sẻ thú vị về chuyện khởi nghiệp nông nghiệp.

Lan tỏa giá trị nông sản và sáng tạo trong nông nghiệp
Lan tỏa giá trị nông sản và sáng tạo trong nông nghiệp

Với những lợi thế về ngoại ngữ, kiến thức, những người trẻ làm nông nghiệp đang góp phần lan tỏa giá trị nông sản Việt Nam ra nước ngoài.

Người trẻ tiên phong chuyển đổi số trong nông nghiệp
Người trẻ tiên phong chuyển đổi số trong nông nghiệp

Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp đang diễn ra ở nhiều hợp tác xã, trang trại, địa phương. Trong đó, có vai trò rất lớn của những người trẻ.

Các viện nghiên cứu nên phối hợp theo chuỗi thay vì giải quyết đơn lẻ
Các viện nghiên cứu nên phối hợp theo chuỗi thay vì giải quyết đơn lẻ

PGS.TS Phí Quyết Tiến, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học đề xuất Bộ NN-PTNT khi giao nhiệm vụ, đặt hàng công trình nghiên cứu khoa học nên thực hiện theo chuỗi.

Xây dựng hệ thống quản lý sản phẩm chỉnh sửa gen đồng bộ, thống nhất
Xây dựng hệ thống quản lý sản phẩm chỉnh sửa gen đồng bộ, thống nhất

GS.TS Lê Huy Hàm, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp kêu gọi các nhà khoa học chung tay có một hệ thống quản lý sản phẩm chỉnh sửa gen một cách thống nhất.

Sử dụng công nghệ sinh học để bảo tồn gen vật nuôi
Sử dụng công nghệ sinh học để bảo tồn gen vật nuôi

Đại diện Viện Chăn nuôi đề xuất sử dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen di truyền của vật nuôi là hướng đi tiềm năng và cần thiết.