Lời giải nào cho khủng hoảng nguồn nước sông Ba?

TS. Tô Văn Trường - Thứ Ba, 03/09/2024 , 16:13 (GMT+7)

Phản ánh thông tin về tình trạng kêu cứu ở mức báo động 'SOS' của sông Ba đúng là rất đáng quan ngại... nhưng phải chăng có trường hợp 'lạc đà chui lọt lỗ kim'?!

Nước, với vai trò là nguồn sống thiết yếu, mang trong mình tính chất đặc biệt mà không có tài nguyên nào có thể thay thế, đặc biệt là nước ngọt. Trong tổng lượng nước trên toàn cầu, chỉ có 3% là nước ngọt, phần lớn tồn tại dưới dạng băng ở hai cực.

Phần nước ngọt mà con người hiện có chủ yếu đến từ mưa, sông, suối, ao hồ và nước ngầm. Với con người và động vật, mất đi khoảng 25% lượng nước trong cơ thể sẽ dẫn đến tử vong. Thực vật, cũng như các sinh vật khác, đều phụ thuộc vào nước để tồn tại và phát triển.

Thông tin trên báo chí

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

“Thủy điện An Khê - Ka Nak (khánh thành năm 2011) là công trình thủy điện duy nhất ở Việt Nam không trả nước về chính dòng sông nó lấy nước mà chuyển sang dòng sông khác. Cụ thể, sau khi nước sông Ba chảy qua các tua bin của thủy điện Ka Nak (Gia Lai), được dẫn theo đường ống xuyên đèo An Khê để phục vụ thủy điện An Khê (Bình Định) rồi đổ ra sông Kôn ở Bình Định. Mất nguồn nước, sông Ba chết dần chết mòn, gây ra nhiều hệ lụy và bức xúc cho người dân. Tại diễn đàn Quốc hội vào tháng 4.2016, ông Huỳnh Thành, đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu tỉnh Gia Lai, gọi công trình thủy điện An Khê - Ka Nak là "sai lầm thế kỷ".

Sự kiện trọng đại như thế, đáng lẽ báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)  phải phân tích, dự báo hệ lụy, đề xuất cách khắc phục, hoặc các nhà phản biện ĐTM có ý kiến bác phương án chuyển nước. Thế mà để cho chuyện động trời này xảy ra, khó tin quá!

Xem bài báo trước, báo Thanh Niên ngày 19-8-2024: Bao giờ sông Ba được trả lại nước?

“Vì vậy, sông Ba từ TX.An Khê (Gia Lai) đến vùng hạ lưu ở tỉnh Phú Yên chẳng khác nào ao tù nước đọng, nhiều đoạn trơ đáy. Cuộc sống của hơn 1 triệu người dân vùng hạ lưu sông Ba từ đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng”.

“Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ là nhà máy cuối cùng trong hệ thống thủy điện bậc thang sông Ba. Vì vậy, khi sông Ba chuyển dòng chảy, nguồn nước bị đổ về sông Kôn khiến thủy điện Sông Ba Hạ phải "nhường" lưu vực cho thủy điện An Khê - Ka Nak”.

Diễn giải:

Phản ánh thông tin về tình trạng kêu cứu ở mức báo động “SOS” của sông Ba nói ở trên đúng là rất đáng quan ngại vì cho rằng Luật Bảo vệ môi trường chi li là thế với bao quy trình nghiên cứu đánh giá tác động môi trường (ĐTM), phản biện ĐTM... gồm nhiều nhân sự và nhiều cơ quan khác nhau cùng tham gia, nhưng ở đây phải chăng có trường hợp “lạc đà chui lọt lỗ kim”?!

Thủy điện An Khê - KaNăk chuyển dòng, đưa nước sông Ba chuyển về sông Kôn, gây cạn kiệt, sạt lở phía hạ du thuộc vùng An Khê, Ia Pa, Ayun Pa... Ảnh: Trần Đăng Lâm.

Báo chí đã phân tích thực trạng khó khăn khủng hoảng về nguồn nước trong khu vực nhưng cần đính chính “Thủy điện An Khê - Ka Nak (khánh thành năm 2011) không phải là công trình thủy điện duy nhất ở Việt Nam không trả nước về chính dòng sông nó lấy nước mà chuyển sang dòng sông khác”.

Ở Việt Nam hiện tại đã có một số công trình được xây dựng để chuyển nước từ lưu vực sông này sang sông khác với các quy mô khác nhau tùy theo các mục tiêu khác nhau như phát điện, cấp nước…, đặc biệt ở một số sông lớn của khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên cũng đã có các công trình hồ chứa trữ nước được xây dựng trên một nhánh sông này, tận dụng cao độ địa hình thông qua nhà máy thủy điện để phát điện, nước sau nhà máy thủy điện lại chảy sang một nhánh sông của một lưu vực sông khác.

Minh chứng, một số công trình lớn đã được triển khai để chuyển nước từ các con sông ở Tây Nguyên xuống vùng Nam Trung Bộ. Đáng chú ý là:

Thủy điện Thượng Kon Tum (huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum) với cụm đầu mối nằm trên sông Đắk Bla, một nhánh của sông Sê San. Nước từ nhà máy này chảy vào suối Đắk Lô, đầu nguồn của sông Trà Khúc, cung cấp nguồn nước quan trọng cho đập Thạch Nham, kết hợp tưới tiêu cho một diện tích lớn đất nông nghiệp ở hạ lưu.

Đập Đồng Cam trên sông Ba. Ảnh: Huỳnh Kim Sơ.

Thủy điện An Khê-Ka Năk (thuộc tỉnh Gia Lai) gồm hệ thống 2 hồ chứa trên sông Ba, hồ Ka Năk có diện tích lưu vực là 833 km2, dung tích toàn bộ là 313,7 triệu m3, có nhiệm vụ bổ sung nguồn nước xuống hồ An Khê ở hạ lưu để phát điện. Hồ An Khê xây dựng tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), có diện tích lưu vực là 1.236 km2, dung tích toàn bộ là 15,9 triệu m3. Hồ có nhiệm vụ cung cấp nguồn nước cho nhà máy thủy điện An Khê phát điện với tổng công suất (Nlm) 86,5 MW. Nước sau khi qua nhà máy để phát điện sẽ chuyển sang lưu vực sông Kôn với lưu lượng đáng kể  từ 9,6÷50 m3/s.

Hồ thủy điện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) trên sông Đa Nhim, thuộc thượng nguồn sông Đồng Nai, cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Đa Nhim ở tỉnh Ninh Thuận. Nước xả qua nhà máy chảy vào sông Cái Phan Rang, bổ sung nguồn nước quan trọng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, bao gồm cả việc tưới tiêu và cấp nước sinh hoạt cho dân cư.

Hồ thủy điện Đại Ninh (tỉnh Lâm Đồng), nằm trên một nhánh của sông Đồng Nai, cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Đại Ninh ở Bình Thuận. Nước sau khi qua tuốc bin nhà máy sẽ chảy vào lưu vực sông Lũy, hỗ trợ phát triển kinh tế tỉnh Bình Thuận, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp.

Mặt bằng hệ thống thủy điện An Khê-Ka Nak trên sông Ba thuộc tỉnh Gia Lai phát điện chuyển nước sang lưu vực sông Kôn tỉnh Bình Định.

Ngoài ra, còn có công trình chuyển nước trong lưu vực Vu Gia Thu Bồn (thuộc tinh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng) là công trình thủy điện Đăk Mi 4 chuyển nước từ sông Vu Gia sang sông Thu Bồn mà trước đây báo chí cũng đã nhiều lần đề cập.

Vấn đề chuyển nước lưu vực với các mục đích khác nhau phục vụ phát triển kinh tế xã hội nhìn chung đem lại nhiều lợi ích về cả kinh tế và xã hội, đặc biệt đối với những khu vực thường xuyên bị thiếu nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất như khu vực thuộc các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.

Tuy nhiên, đối với các đoạn sông hạ lưu các công trình chuyển nước cũng bị những ảnh hưởng nhất định, dòng sông chỉ được nhận lượng dòng chảy tối thiểu theo quy định (Quy trình vận hành liên hồ chứa đã được Thủ tướng phê duyệt) nên ở một số khu vực cũng đã gây hệ lụy bị thiếu nước cho sinh hoạt, sản suất cục bộ của người dân ngay khu vực hạ lưu hồ chứa.

Thời gian vừa qua một loạt các bài viết của báo Thanh Niên đều hướng tới việc có kinh phí để xây dựng hệ thống đập điều hòa với mục đích chính là tạo cảnh quan cho thị xã An Khê kết hợp cấp nước cho nông nghiệp, tuy nhiên ngay trong quy hoạch thủy lợi sông Ba trước đây của Bộ NN&PTNT và quy hoạch tài nguyên nước tổng hợp Sông Ba của Bộ TN&MT đang thực hiện xin ý kiến các ngành và địa phương cũng chưa đưa vào xem xét kinh phí cho đập điều hòa nói trên.

Giải pháp

  • Đối với khu vực hạ lưu sau Thủy điện An Khê – Ka Năk:

Cần khẩn trương điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa theo Quyết định số 878/QĐ-TTg ngày 18/7/2018. Đặc biệt, cần tăng lượng dòng chảy tối thiểu sau thủy điện (hiện tại chỉ khoảng 4 m³/s vào mùa cạn) nhằm đáp ứng đủ nhu cầu nước cho khu vực sông Ba sau thủy điện An Khê – Ka Năk.

  • Giải pháp cho lưu vực Vu Gia - Thu Bồn:

Điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa (mùa kiệt): Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23/12/2019 cần được sửa đổi để bổ sung nguồn nước trong mùa kiệt, đặc biệt là khi mặn xâm nhập.

  • Nâng cấp cơ sở hạ tầng:

Cần khẩn cấp sửa chữa, nâng cấp các công trình xuống cấp để đảm bảo an toàn và duy trì năng lực cấp nước cho các hệ thống lớn như đập dâng An Trạch, các hồ Việt An và Vĩnh Trinh. Đối với nhà máy nước Cầu Đỏ, khi mặn xâm nhập vào vị trí cửa lấy nước vượt ngưỡng 1 phần nghìn, cần kịp thời lấy nước từ thượng lưu đập An Trạch và dẫn qua đường ống về nhà máy để đảm bảo cung cấp nước cho TP. Đà Nẵng.

  • Giải pháp dài hạn:

Xây dựng các công trình tích nước để bổ sung nguồn nước cho hạ du, đặc biệt là công trình điều tiết dòng chảy nhằm hạn chế nước từ hạ du sông Vu Gia chuyển sang sông Thu Bồn qua sông Quảng Huế. Cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo tỷ lệ phân lưu hợp lý trong mùa kiệt và an toàn trong mùa mưa lũ.

Kè sông Ba, cầu sông Ba thuộc địa phận thị xã An Khê. Ảnh: Trần Đăng Lâm.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang triển khai Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Ba và sông Thu Bồn cho giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Hồ sơ quy hoạch đã hoàn thiện và đang chờ ý kiến từ các Bộ, Ngành liên quan. Đây là cơ hội quan trọng để các địa phương như Đà Nẵng, Quảng Nam, và Gia Lai và Phú Yên đóng góp ý kiến, nhằm đảm bảo sử dụng nguồn nước một cách hiệu quả nhất, vì lợi ích chung của người dân trên lưu vực sông Ba và Vu Gia - Thu Bồn.

Lời kết

Trước thực tế dân số ngày càng tăng cùng với nguồn nước ngọt có hạn và dễ bị ô nhiễm do các hoạt động của con người, việc quản lý và điều phối chặt chẽ giữa các tỉnh thành trong lưu vực là điều vô cùng cấp thiết. Điều này đòi hỏi sự chia sẻ thông tin, dữ liệu một cách minh bạch và áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa việc sử dụng, quản lý nguồn nước. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể tránh được xung đột lợi ích và đảm bảo sự phát triển bền vững cho toàn vùng, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này cho các thế hệ tương lai.

TS. Tô Văn Trường
Tin khác
Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay
Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay

Trịnh Công Sơn trong chiến tranh và trong hòa bình, đều ngợi ca sức sống bất tận của làng quê Việt Nam, mà thời gian càng lùi xa càng thấy đáng trân trọng.

Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ
Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ

Một địa danh gắn bó với tuổi thơ và gia đình, dẫu đổi thay ra sao, vẫn luôn có ý nghĩa sâu sắc trong hành trình buồn vui của mỗi con người.

Agribank - Hành trình 37 năm khẳng định vị thế, vinh danh thương hiệu quốc gia
Agribank - Hành trình 37 năm khẳng định vị thế, vinh danh thương hiệu quốc gia

Hơn ba thập kỷ không ngừng đổi mới và phát triển, Agribank đã trở thành trụ cột quan trọng của ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam.

NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ
NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ

Hà Tĩnh sẽ đưa các giống chè mới chất lượng tốt và khả năng chịu hạn vào sản xuất như PH8, PH9, LCT1, TRI5.0 PH22, Hương Bắc Sơn…

Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.

Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%
Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%

ĐỒNG THÁP Nhờ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải đã giảm được từ 40 - 50% chi phí sản xuất.

Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL
Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL

Sạ cụm, đặc biệt là sạ cụm kết hợp bón vùi phân là giải pháp cơ giới hóa khâu xuống giống hiệu quả, thúc đẩy canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Con sâu tai trên bó rau và câu chuyện an sinh
Con sâu tai trên bó rau và câu chuyện an sinh

Nông nghiệp sạch cần sạch trước hết từ tâm trí và hiểu biết. Không có một nền nông nghiệp an toàn, bền vững thì con người sớm muộn cũng phải dừng lại cuộc hành trình của mình.

Bên trong Thái y viện triều Nguyễn
Bên trong Thái y viện triều Nguyễn

Những ai từng học nghề thuốc và hành nghề thầy lang giỏi, bất kể nguồn gốc xã hội đều có thể sát hạch vào Thái y viện. Cứ 2 năm triều Nguyễn lại định kỳ kiểm tra chất lượng và năng lực của các y quan.

Chuyện đất đai luôn nóng bỏng trong lịch sử nhân loại
Chuyện đất đai luôn nóng bỏng trong lịch sử nhân loại

Câu chuyện đất đai không đơn thuần là bất động sản mà liên quan đến các quan hệ cộng đồng, được nhà nghiên cứu Simon Winchester trình bày qua cuốn sách ‘Đất đai’.

Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng
Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng

Trước mối nguy thầm lặng của tuyến trùng và bệnh vàng lá thối rễ do Fusarium sp. gây ra, hàng trăm nhà khoa học đã cùng thảo luận các biện pháp phòng trừ bệnh hại nguy hiểm này.

Nhà thơ Lê Giang ở tuổi 95 tâm sự bạc đầu nhớ má
Nhà thơ Lê Giang ở tuổi 95 tâm sự bạc đầu nhớ má

Nhà thơ Lê Giang ở tuổi 95 ra mắt cuốn sách mới có tên gọi 'Bạc đầu nhớ má' ghi lại kỷ niệm về những vùng đất đi qua, những con người tương phùng.