Nông dân trồng nhiều lúa Việt Nam, Thái Lan lo giống lúa bản địa tuyệt chủng

Lâm Hưng - Thứ Sáu, 16/08/2024 , 07:30 (GMT+7)

Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cảnh báo rằng các giống lúa địa phương có nguy cơ tuyệt chủng khi nông dân đổ xô trồng một giống lúa đặc sản của Việt Nam.

Chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất khẩu Gạo Thái Lan Charoen Laothamatas cho biết ngành công nghiệp địa phương đang ở trong tình trạng bấp bênh khi sản lượng các giống lúa Thái Lan như lúa thơm Pathum Thani và gạo KB 79 giảm, trong khi người nông dân đổ xô trồng một giống lúa đặc sản của Việt Nam có tên Khao Hom Phuang, hay còn gọi là Jasmine 85, cho năng suất cao và có thời gian sinh trưởng ngắn.

"Có tới 80% gạo đóng bao được bán ở Thái Lan là gạo Khao Hom Phuang của Việt Nam, khiến gạo thơm Pathum Thani gần như biến mất khỏi thị trường, vì loại gạo này cho năng suất cao hơn với 1.200 - 1.500 kg/rai (1 rai = 0,16 ha), thời gian thu hoạch ngắn với chỉ 90 - 100 ngày và có thể trồng quanh năm. Trong khi đó, gạo thơm Pathum Thani cho năng suất 800 - 900 kg/rai, có thời gian thu hoạch lên đến 4 tháng và chỉ có thể trồng một vụ mỗi năm", ông Charoen cho biết.

Ông Charoen cũng cho rằng nông dân dự kiến sẽ trồng ít gạo Hom Mali hơn, và chọn trồng nhiều gạo trắng hơn vì loại gạo này có thể được trồng 2 vụ/năm và có năng suất cao hơn.

"Thái Lan không sản xuất đủ gạo để đáp ứng nhu cầu của nông dân và sở thích của người tiêu dùng. Điều đó khiến họ phải tìm kiếm các giống lúa nước ngoài, đặc biệt là các giống lúa Việt Nam và Trung Quốc, những nước được chính phủ quan tâm hỗ trợ thường xuyên cho nghiên cứu và phát triển", ông Charoen nói.

Ông Charoen kêu gọi Cục Lúa gạo đẩy nhanh việc phát triển các giống lúa mới thông qua nghiên cứu và phát triển, làm tăng sản lượng lúa để giảm chi phí sản xuất. Ông cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan sửa đổi các quy định cho phép nông dân trồng các giống lúa nước ngoài cùng với các giống lúa Thái Lan để đẩy mạnh phát triển các giống lúa trong nước.

Ông cho rằng chính phủ phải đẩy nhanh quá trình phát triển ngành lúa gạo Thái Lan bằng cách phát triển các giống lúa đáp ứng nhu cầu thị trường.

Việt Nam đã chuyển sang phát triển các giống gạo chất lượng cao để xuất khẩu như gạo dẻo với giá bán rẻ hơn, nhưng đem về lợi nhuận cao hơn so với gạo Hom Mali của Thái Lan.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Ấn Độ sẽ vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào năm 2025, tiếp theo là Việt Nam và Thái Lan. Nếu Thái Lan không có bất kỳ động thái giải quyết vấn đề này, thị phần của nước này trong số các nước xuất khẩu gạo lớn có thể sẽ giảm mạnh, ông Charoen nhận định.

Đối với gạo đồ, Thái Lan đang để tuột mất thị trường xuất khẩu sang Ấn Độ. Thái Lan chỉ có gạo trắng, vẫn có thể được bán ở Iraq, Indonesia và một số nước ở châu Phi.

Lâm Hưng Theo Bangkok Post
Tin khác
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy

Đánh bắt cá là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Na Uy. Ngành này đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi biến đổi khí hậu.

Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama
Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama

Các nhà khoa học lai tạo ra giống chuối Yelloway One có thể kháng lại dịch bệnh Panama được mệnh danh là ‘kẻ hủy diệt’ chuối hàng loạt.

Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?
Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?

Một cuộc tranh cãi bất phân thắng bại đã thu hút giới học giả về lương thực của các bộ tộc ở Úc liệu có thể trở thành thực phẩm phù hợp trong tương lai.

Giới khoa học Mexico: Thế giới bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6
Giới khoa học Mexico: Thế giới bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6

Các nhà khoa học Mexico chứng minh rằng Trái đất đã chính thức bước vào giai đoạn đầu của cuộc đại tuyệt chủng; loài người có thể chấm dứt trong vòng 200 năm tới.

Trung Quốc có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
Trung Quốc có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu

Bằng cách đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới, Trung Quốc có thể hỗ trợ các quốc gia châu Phi phát triển nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Trung Quốc rút ngắn thời gian sinh trưởng cây nho bằng trí tuệ nhân tạo
Trung Quốc rút ngắn thời gian sinh trưởng cây nho bằng trí tuệ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây nho.

Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến
Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến

Tỷ lệ bò bị nhiễm cúm gia cầm chết ở California (Hoa Kỳ) tăng mạnh so với các tiểu bang khác, khiến các công ty xử lý xác động vật quá tải khi thời tiết nắng nóng.

Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1
Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1

Cúm gia cầm quy mô lớn đã ảnh hưởng đến ít nhất 280 trang trại bò sữa ở 14 bang của Hoa Kỳ, đòi hỏi khả năng nhận biết và hành động sớm.

Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan
Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan

ĐBSCL Kinh nghiệm từ Đài Loan cho thấy, nhiều phương pháp hiệu quả trong việc tái chế chất thải nông nghiệp thành sản phẩm có giá trị, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Nông nghiệp Anh: Từ tiến bộ công nghệ đến chiến lược xuất khẩu mới
Nông nghiệp Anh: Từ tiến bộ công nghệ đến chiến lược xuất khẩu mới

Bài viết điểm qua những bước tiến của nông nghiệp Vương quốc Anh trong 20 năm qua và các chính sách nhằm tái phát triển, nâng cao vị thế của ngành nông nghiệp Anh.

Hàn Quốc: Ngân sách trả 40% lương để thu hút lao động nông nghiệp
Hàn Quốc: Ngân sách trả 40% lương để thu hút lao động nông nghiệp

Thuộc nhóm những chính sách hay của tỉnh Chungcheongbuk để duy trì vị trí tỉnh dẫn đầu tăng trưởng của Hàn Quốc là duy trì tăng dân số, đãi ngộ tốt người lao động.

Cây trồng áp dụng công nghệ sinh học giúp Việt Nam thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu
Cây trồng áp dụng công nghệ sinh học giúp Việt Nam thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu

Việt Nam nên tiếp tục có đánh giá tổng thể về hành lang pháp lý, cũng như các giống mới xuất hiện để có một cách tiếp cận mới, phù hợp với yêu cầu hiện tại.