Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy

Sơn Trang - Thứ Hai, 18/11/2024 , 10:15 (GMT+7)

Đánh bắt cá là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Na Uy. Ngành này đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi biến đổi khí hậu.

Đánh bắt cá ở Na Uy đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Iceland và Latvia), đánh bắt cá là một trong những ngành quan trọng nhất ở Na Uy, với kim ngạch xuất khẩu hải sản đạt mức cao kỷ lục là 172 tỷ NOK (14,49 tỷ euro) trong năm 2023, tăng 14% so với mức năm 2022. Năm 2022, ngành hải sản chiếm khoảng 2,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước. 

Na Uy cũng là nước xuất khẩu cá hồi hàng đầu thế giới. Thông tin từ World's Top Exports cho hay, xuất khẩu cá hồi tươi hoặc ướp lạnh của nước này đạt 8,6 tỷ USD (7,73 tỷ euro) trong năm 2023, chiếm khoảng 48,9% lượng cá hồi xuất khẩu của thế giới. 

Một trong những tác động mà biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy là làm giảm số lượng các loài cá phương bắc như cá tuyết, cá bơn và cá mú đỏ. Sản lượng cá hồi cũng được dự đoán sẽ bị ảnh hưởng, vì nước ấm hơn sẽ tạo điều kiện phát sinh nhiều loài ký sinh trùng và bệnh tật ảnh hưởng đến cá. Gần đây, cá tuyết phương Bắc là một trong những loài ít có khả năng sống sót cho đến khi trưởng thành.

Biến đổi khí hậu khiến một số vùng ở miền Nam Na Uy đang ngày càng trở nên không phù hợp với các loài như cá hồi, cá tuyết bạc và cá trích và có xu hướng di cư nhiều hơn về phía các vùng biển phía bắc. Ngành thủy sản ở khu vực phía Nam có khả năng phải đối mặt với tổn thất tài chính và hoạt động kinh doanh giảm sút, thậm chí có khả năng phải đóng cửa.  

Các loài hải sản khác như cua tuyết Na Uy cũng nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ và thường cần nước đóng băng để có thể sống sót cho đến khi trưởng thành. Chúng được tìm thấy ở Biển Barents, cũng như Svalbard, Alaska và một số vùng Bắc Cực thuộc Canada, Nga. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu, các loài như cua tuyết bị sụt giảm sản lượng khiến doanh nghiệp khó có thể cung cấp sản phẩm theo nhu cầu của thị trường. 

Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy cho biết, để giảm tác động của biến đổi khí hậu, Na Uy đang thực hiện các hoạt động đánh bắt cá bền vững, sử dụng lưới thay vì nạo vét cho phép quần thể sinh vật biển duy trì sự cân bằng nhất có thể. Các biện pháp khác bao gồm hạn chế đánh bắt quá mức và ô nhiễm biển, sử dụng thuyền đánh cá chất lượng tốt hơn với công nghệ hoàn toàn bằng điện hoặc hybrid để giảm lượng khí thải.

Bên cạnh đó, Na Uy mở rộng các khu bảo tồn biển (MPA) để đảm bảo hệ sinh thái biển có đủ thời gian phục hồi sau một giai đoạn đánh bắt thuỷ sản quá mức. Chính phủ Na Uy cung cấp hỗ trợ cho ngành đánh bắt cá bao gồm xây dựng bến cảng và cung cấp các khoản vay cho tàu cá.

Sơn Trang
Tin khác
Brazil liệu có trở thành nhà sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu tại Mỹ Latinh?
Brazil liệu có trở thành nhà sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu tại Mỹ Latinh?

Để đạt được mục tiêu này, theo Chủ tịch ABCC Itamar Rocha, ngành tôm Brazil cần đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững toàn cầu, nâng cao năng lực chế biến…

Trung Quốc thử nghiệm thành công nhiều giống trái cây mới
Trung Quốc thử nghiệm thành công nhiều giống trái cây mới

Thông qua việc bảo tồn nguồn giống dứa trên thế giới, Viện Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc đã nghiên cứu chọn giống, lai tạo thành công hai giống dứa đỏ.

Tạo ra sản phẩm chăm sóc da từ sầu riêng non
Tạo ra sản phẩm chăm sóc da từ sầu riêng non

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) đã thành công khi biến sầu riêng thành một thành phần đột phá cho các sản phẩm chăm sóc da cao cấp, dựa trên công nghệ xanh và các phương pháp bền vững.

Trung Quốc tăng năng suất ngũ cốc và dầu ăn trên diện tích lớn
Trung Quốc tăng năng suất ngũ cốc và dầu ăn trên diện tích lớn

Theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, tăng năng suất cây ngũ cốc và dầu ăn trên diện tích lớn khu vực cấp xã, huyện, thành phố là nhiệm vụ chính năm 2025.

Nông dân Mỹ biến len thải thành phân ủ, giữ nước cho đất qua mùa hạn
Nông dân Mỹ biến len thải thành phân ủ, giữ nước cho đất qua mùa hạn

Ông Albert Wilde tiên phong sử dụng phụ phẩm len cừu để bổ sung dinh dưỡng hữu cơ, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng thay cho phân bón hóa học.

Thụy Điển xây dựng thành phố lớn nhất thế giới làm hoàn toàn bằng gỗ
Thụy Điển xây dựng thành phố lớn nhất thế giới làm hoàn toàn bằng gỗ

Ở vùng ngoại ô của thủ đô Stockholm, Thụy Điển đang triển khai dự án xây dựng 'Thành phố gỗ Stockholm', dự kiến sẽ mang đến 2.000 ngôi nhà mới vào năm 2027.

Tờ báo ‘xanh’ của Nhật Bản làm từ giấy hạt giống
Tờ báo ‘xanh’ của Nhật Bản làm từ giấy hạt giống

Ấn phẩm đặc biệt được gọi là Báo Xanh tích hợp cả hạt giống trong từng tờ giấy, cho phép bạn đọc gieo trồng hạt sau khi đọc xong tin tức.

Thượng Hải thay đổi diện mạo để du khách trải nghiệm văn hóa và du lịch
Thượng Hải thay đổi diện mạo để du khách trải nghiệm văn hóa và du lịch

Thượng Hải tổ chức 127 hoạt động văn hóa và du lịch đặc sắc, giúp du khách trong và ngoài nước có trải nghiệm sống động dịp Tết Nguyên Đán.

Ấn Độ giám sát hoạt động khai thác IUU bằng máy bay không người lái
Ấn Độ giám sát hoạt động khai thác IUU bằng máy bay không người lái

Maharashtra trở thành bang đầu tiên ở Ấn Độ sử dụng máy bay không người lái để thực thi các quy định liên quan đến luật biển.

Chính sách logistics xanh của Bỉ
Chính sách logistics xanh của Bỉ

Những biện pháp logistics xanh mà Bỉ áp dụng gồm giảm phát thải carbon, tăng cường sử dụng vận tải đa phương thức, phát triển đội xe điện...

Hoa Kỳ: Bang Florida đang làm gì để chống lại bệnh héo cam?
Hoa Kỳ: Bang Florida đang làm gì để chống lại bệnh héo cam?

Trước những thách thức về dịch bệnh và thiên tai, các sáng kiến mới như cây bẫy côn trùng và cải tiến gen giúp gượng dậy ngành công nghiệp cam tại Florida.