Ra mắt sổ tay xây dựng Dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm

Kim Anh - Thứ Sáu, 27/09/2024 , 21:10 (GMT+7)

CẦN THƠ Bộ NN-PTNT ban hành sổ tay hướng dẫn xây dựng Dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng để các địa phương tham khảo, áp dụng phù hợp.

Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn - ông Lê Đức Thịnh giới thiệu sổ tay hướng dẫn xây dựng Dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng. Ảnh: Kim Anh.

Ngày 27/9, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Liên minh Đa dạng sinh học quốc tế và Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế triển khai thí điểm Sổ tay hướng dẫn xây dựng Dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng (gọi tắt là sổ tay).

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” đến năm 2025 và sáng kiến “Bảo vệ hệ thống lương thực thực phẩm tại các vùng đồng bằng lớn ở châu Á để đảm bảo sinh kế và thích ứng với biến đổi khí hậu – AMD”, giai đoạn 2022 – 2024.

Sổ tay là tài liệu hướng dẫn cho cán bộ ngành về nông nghiệp, y tế, lao động và các tổ chức đoàn thể về xây dựng, tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá Dự án Phát triển hệ thống lương thực thực phẩm, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho các bên liên quan.

Sổ tay gồm 4 phần: Giới thiệu dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng; xây dựng dự án; giám sát, đánh giá kết quả thực hiện dự án; các phụ lục hướng dẫn thực hiện.

Sổ tay được biên soạn để các tỉnh, thành tham khảo, hướng dẫn cho cán bộ và người dân tham gia xây dựng và thực hiện Dự án Phát triển hệ thống lương thực thực phẩm, đảm bảo đủ dinh dưỡng. Ảnh: Kim Anh.

Ngày 12/6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam với mục tiêu đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, dinh dưỡng cho người dân. Từ đó nâng cao thể trạng, trí tuệ, tầm vóc, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững do Chính phủ Việt Nam cam kết với Liên Hợp Quốc.

Trong giai đoạn từ 2018 – 2023, chương trình đã đóng góp vào sự phát triển và nhân rộng các mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng tại khu vực nông thôn.

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cho biết, tiếp nối chương trình “Không còn nạn đói”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 300/QĐ-TTg ngày 28/3/2023 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030.

Hiện, Việt Nam là một trong những quốc gia đạt được thành tích nổi bật trong việc thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và an ninh lương thực thực phẩm trong những năm qua.

Năm 2022, chỉ số an ninh lương thực toàn cầu của Việt Nam đạt 67,9 điểm, xếp hạng 46/113 quốc gia. Trong đó, chỉ số giá cả lương thực hợp lý được đánh giá cao nhất với 84 điểm do cung cấp đủ nguồn cung với mức giá tương đối ổn định.

Tuy nhiên, tình trạng suy dinh dưỡng của người dân, đặc biệt là trẻ em vùng khó khăn vẫn ở mức cao so với đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, tạo ra sự khác biệt lớn giữa các vùng, miền trên cả nước.

Việc chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm góp phần nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân, ứng phó với biến đổi khí hậu. Ảnh: Kim Anh.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đối mặt với thách thức của biến đổi khí hậu, thiên tai; tài nguyên đất và nước bị suy giảm về chất và lượng; dịch bệnh mới nổi trên động thực vật và con người; thay đổi về nhu cầu tiêu dùng, tiêu chuẩn thị trường…

Trong khi đó, mục tiêu an ninh lương thực, thực phẩm ngày nay không chỉ đảm bảo đủ gạo và các loại cây lương thực, mà còn phải đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và sinh kế cho người dân.

Điều này đặt ra yêu cầu phải có cách tiếp cận tổng hợp, liên ngành để giải quyết vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm, dinh dưỡng, gắn liền với các mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Cụ thể là chuyển đổi hệ thống lương, thực thực phẩm từ sản xuất, chế biến, phân phối đến tiêu dùng theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững; đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng quốc gia.

Thúc đẩy nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng đã triển khai tập huấn, hỗ trợ cán bộ đến tận hộ gia đình tư vấn, chuyển giao kỹ thuật, kiến thức sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng, an toàn.

Hỗ trợ vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất trong sơ chế, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm để nâng cao giá trị nông sản, an toàn thực phẩm và đảm bảo dinh dưỡng.

Kim Anh
Tin khác
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ

Chăm sóc thanh long trái vụ tốn công hơn nhưng bù lại, giá bán cao hơn hẳn và sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 4] Trồng chuối theo nanh sấu để hạn chế xói mòn
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 4] Trồng chuối theo nanh sấu để hạn chế xói mòn

Nhiệt độ thích hợp nhất để chuối sinh trưởng là khoảng 27 độ C, nếu xuống quá thấp (dưới 6 độ C), cây sẽ yếu và dễ bị chết nếu không có phương án phòng, chống.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non

Để quả nhãn đủ chất lượng và tiêu chuẩn xuất khẩu, người dân cắt tỉa đợt 1 khi đậu quả non và giai đoạn 2 khi quả nhãn to bằng đầu đũa.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài

Cây xoài đặc biệt phù hợp với những vùng có hai mùa mưa và khô rõ rệt, trong đó mùa khô ít nhất kéo dài 4 tháng, mùa mưa không quá 7 tháng. 

Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’
Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’

Khi các bên cùng hợp tác và tham gia, chuỗi giá trị sẽ trở nên toàn diện và phát triển bền vững, góp phần đưa ngành rong biển Việt Nam vươn xa.

Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh
Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh

Rong biển được ví như một 'kho báu' trong thời đại chuyển đổi xanh, không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Kinh nghiệm nuôi trồng rong sụn từ doanh nghiệp tiên phong ở miền Bắc
Kinh nghiệm nuôi trồng rong sụn từ doanh nghiệp tiên phong ở miền Bắc

STP Group là doanh nghiệp đầu tiên ở phía Bắc nghiên cứu và triển khai thành công mô hình nuôi trồng rong sụn tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 1] Bảo đảm độ ẩm, luân canh các loại cây trên đất trồng chanh leo
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 1] Bảo đảm độ ẩm, luân canh các loại cây trên đất trồng chanh leo

Cây chanh leo rất dễ trồng, có thể sống được trên đất sỏi đá hoặc đất cát và đang định hướng phát triển vùng nguyên liệu quy mô 5.000ha tại Sơn La.

Bí kíp tạo tác những siêu cây nghệ thuật tiền tỷ
Bí kíp tạo tác những siêu cây nghệ thuật tiền tỷ

Dù là thú chơi, thế nhưng, có những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật có giá trị hàng chục tỷ đồng và có rất nhiều người sẵn sàng bỏ tiền để sở hữu.

Nghệ nhân ra sách chia sẻ kỹ năng tạo tác cây cảnh nghệ thuật
Nghệ nhân ra sách chia sẻ kỹ năng tạo tác cây cảnh nghệ thuật

Lê Đức Nam, nghệ nhân nổi tiếng trong làng cây cảnh Việt Nam viết sách chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm tạo tác cây cảnh nghệ thuật cho những người yêu cây.

Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe
Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe

Nhiều nông dân trồng lúa đã từ bỏ thói quen đốt đồng sau khi được hướng dẫn cách xử lý rơm rạ mang lại hiệu quả kinh tế cao và cải thiện sức khỏe.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững

Muốn thích ứng một cách nhanh chóng, bền vững với những quy định mới như CBAM, EUDR…, chủ rừng buộc phải chuẩn hóa ngay từ khâu giống và trồng cây xuống đất.