Sách Khoa học tự nhiên 6 - bộ Kết nối: Nhiều sạn to!

Trương Đức Kiên - Thứ Ba, 31/05/2022 , 16:15 (GMT+7)

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6, bộ SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài học đầu tiên thuộc lĩnh vực sinh học sai sót nghiêm trọng ngay từ cái tên bài.

Khoa học tự nhiên 6, bộ sách giáo khoa (SGK) Kết nối tri thức với cuộc sống, dù được coi là SGK tích hợp từ 3 lĩnh vực Vật lí, Hóa học, Sinh học. Tuy nhiên, xem sách, chúng ta dễ dàng bắt gặp từng mảng nội dung riêng biệt. Các kiến thức sinh học được trình bày trong 3 chương V, VI, VII, gồm 22 bài.

Có rất nhiều sai sót trong 22 bài học này. Ở số báo trước, chúng tôi đã trình bày về những sai sót xảy ra với hàng loạt khái niệm và thuật ngữ. Ở bài viết này, chúng tôi tập trung vào việc phân tích các bất cập ở mọi khía cạnh có trong chỉ một bài học duy nhất.

Bài học được chọn là bài 18 (Tế bào - đơn vị cơ bản của sự sống) là bài học sinh học đầu tiên. Bài này có nhiều sai sót, cụ thể như sau:

Bài 18 (Tế bào - đơn vị cơ bản của sự sống) là bài học sinh học đầu tiên và có nhiều sai sót.

Bài 18 (Tế bào - đơn vị cơ bản của sự sống) là bài học sinh học đầu tiên và có nhiều sai sót.

1. Sai ở tên bài

1.1. Sai so với chương trình

Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên, trang 25 - 26, yêu cầu phải dạy cho học sinh rằng: "Tế bào là đơn vị CƠ SỞ của sự sống". SGK lấy tên bài là: "Tế bào - đơn vị CƠ BẢN của sự sống". Chúng tôi cố ý viết hoa để độc giả dễ thấy chi tiết ở tên bài khiến nội dung của SGK không đúng với nội dung chương trình môn học.

1. 2. Sai về mặt khoa học

Tuy tên bài "Tế bào - đơn vị cơ bản của sự sống" chỉ khác chương trình một từ nhưng đó chính là sai lầm nghiêm trọng về mặt khoa học. Bởi vì, sự sống không phải là vật chất, không phân chia được thành các đơn vị cấu tạo. Chỉ vật sống mới phân chia được thành các đơn vị.

Lấy cơ thể người làm ví dụ. Vật sống này gồm các đơn vị cấu tạo là: hệ cơ quan, cơ quan, mô, tế bào, bào quan, phân tử, nguyên tử. Trong các loại đơn vị này, chỉ tế bào là đơn vị cơ bản. Do đó, nếu nói "Tế bào là đơn vị cơ bản của cơ thể sống" thì đúng nhưng nói "Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống" thì sai.

2. Sai ở mục I (Tế bào là gì?)

a) Sai khái niệm tế bào

Mục I ghi khái niệm tế bào: Tất cả các cơ thể sinh vật (thực vật, động vật, con người...) đều được cấu tạo từ những đơn vị rất nhỏ bé, gọi là tế bào.

Khái niệm này sai, vì cơ thể sinh vật được cấu tạo từ tế bào. Các tế bào lại được cấu tạo từ các bào quan. Các bào quan lại được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử... Như vậy, nếu nói "Tất cả các cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ những đơn vị rất nhỏ bé" thì những đơn vị đó có thể là bào quan, phân tử, nguyên tử, không phải chỉ là tế bào.

Sai sót ở Sách giáo viên.

Sai sót ở Sách giáo viên.

b) Không phân biệt được sự sống và cơ thể sống

Tên bài ghi: "Tế bào - đơn vị cơ bản của sự sống". Mục I, dòng 8 từ dưới lên hỏi: "Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?". Sách giáo viên trang 107, dòng 11 từ trên xuống trả lời như sau: "Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ đơn vị nhỏ nhất, cơ bản nhất là tế bào nên tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống".

Kết hợp 3 thông tin trên, ta có thể khẳng định rằng, SGK đã sai lầm ở chỗ nó đồng nhất khái niệm "sự sống" với khái niệm "cơ thể sống". Nguyên nhân của hiện tượng này là do những người biên soạn không hiểu bản chất của 2 khái niệm "sự sống" và "cơ thể sống". Điều đó dẫn tới việc hiểu sai yêu cầu của chương trình môn học. Lẽ ra phải dạy "Tế bào - đơn vị cơ sở của sự sống" thì SGK lại dạy "Tế bào - đơn vị cơ bản của sự sống".

Sai sót ở mục Em đã học trang 66.

Sai sót ở mục Em đã học trang 66.

3. Mơ hồ ở mục II.1 (Hình dạng tế bào)

SGK, trang 64, mục II.1, kênh hình vẽ 4 loại tế bào "tế bào da người, tế bào thần kinh ở người, tế bào vi khuẩn, tế bào ở lá cây" và kênh chữ chỉ vẻn vẹn hai câu "Có nhiều loại tế bào. Hình dạng các loại tế bào thường phản ánh chức năng khác nhau của chúng".

Với nội dung này, học sinh không thể biết được tế bào có những loại hình dạng gì, không hiểu được mối liên quan giữa hình dạng của tế bào với chức năng của chúng. Điều đó khiến cho việc học mang tính áp đặt nhồi nhét chứ không phát huy được năng lực, phẩm chất như chương trình giáo dục yêu cầu.

4. Sai ở mục Em đã học

Như đã phân tích trên đây, ta có thể kết luận rằng, nội dung "Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào, vì vậy tế bào được xem là đơn vị cơ bản của sự sống" được ghi ở trang 66, dòng 2 từ trên xuống, là sai. Dựa vào "tế bào là thành phần cấu tạo của cơ thể", ta chỉ được phép kết luận tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể, không thể kết luận tế bào là đơn vị cơ bản của cơ thể, lại càng không thể kết luận tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.

Tóm lại, bài 18 (Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống) là một bài học có nội dung không đúng với nội dung của chương trình môn học, không chính xác về mặt khoa học trong toàn bộ nội dung chính của bài.

Trương Đức Kiên
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết
Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sau 30 năm cầm súng lại có tiếp 30 năm cầm bút, đó là nội dung tọa đàm văn chương diễn ra sáng 12/4 tại TP.HCM.

Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác
Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác

Hát trống quân Đức Bác là sự kết hợp giữa lời hát và nhịp điệu, cùng với những khúc hát sôi động xoay quanh các chàng trai Đức Bác và cô đào Phù Ninh.

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ
Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ3

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng thường được nhiều người biết đến với tư cách một nhà khoa học nông nghiệp, nhưng ít ai biết ông từng có thơ được in từ thời sinh viên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rời khỏi dương gian 23 năm, nhưng di sản nghệ thuật của ông vẫn không ngừng lôi cuốn công chúng, trong đó có những đoản văn tự tình.

Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’
Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’

Việc ứng xử như sách đã chép ít nhiều thể hiện sự tôn trọng đáng kể, dù 'Thư thất điều' đã khiến vua Khải Định bẽ mặt với quốc dân đồng bào ở trong và ngoài nước lúc đó.

Hà Giang hút khách
Hà Giang hút khách

Thị trấn Đồng Văn giờ khác lắm. Cầu trời, năm mười năm nữa, Đồng Văn sẽ không theo bước Tam Đảo, Sa Pa, nhà tầng chất ngất cướp mất dáng núi, thung mây...

Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh
Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh

Trong bài văn tế Phan Châu Trinh, Sào Nam Phan Bội Châu đánh giá 'Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm chớp chẳng kinh cùng chẳng hãi'.

Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?
Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?

Hãy phóng to bức hình này lên, sẽ thấy hai cái tên khác nhau: Bên này là đền “Cửa Đặt”, bên kia là chùa “Cửa Đạt”. Đặt và Đạt, có liên hệ/liên quan gì không?

Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'
Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'1

Một người dạy tiếng Việt ở Mỹ, giáo sư Andrea Hoa Pham cho rằng, ngôn ngữ luôn luôn biến đổi, dù muốn hay không cũng không ngăn được thực tế ấy.

Cảm nhận một người trẻ tuổi về kháng chiến qua phim Đào, phở và piano
Cảm nhận một người trẻ tuổi về kháng chiến qua phim Đào, phở và piano

Bộ phim đã khiến tôi tò mò và tôi đã tìm hiểu rộng hơn lịch sử đất nước và tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, nhân dân ta trong kháng chiến.