Thiên tai khắc nghiệt khiến cơn bão lòng ta thổi mãi

Tuy Hòa - Thứ Sáu, 13/09/2024 , 09:50 (GMT+7)

Thiên tai khắc nghiệt đẩy hàng triệu số phận con người vào hoàn cảnh bi thương, được nhiều thế hệ nhà thơ Việt phản ánh trong các sáng tác thi ca.

Nhà thơ Tế Hanh (1921-2009).

Thiên tai khắc nghiệt đang diễn ra khắp nơi. Riêng ở nước ta, thiên tai khắc nghiệt hơn theo từng năm tháng, vì chịu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Bão tan thường kèm theo lũ quét, bão tan thường gây ngập lụt, nên dân gian gọi chung là “bão lũ” hoặc “bão lụt”.

Các thi nhân Việt ở thế kỷ 19 chủ yếu đề cập đến nước lụt. Nếu trong thơ Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) có cảnh nước lụt ở miền Tây Nam bộ “Liu riu rừng quạnh nghe chim hót/ Lổm xổm giường cao thấy chó ngồi/ Nỡ để dân đen chìm đắm mãi/ Này ông Hạ Vũ ở đâu rồi?” thì trong thơ Nguyễn Khuyến (1835-1909) cũng có cảnh nước lụt ở đồng bằng sông Hồng: “Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu/ Lụt lội năm nay bác ở đâu/ Mấy ổ lợn con rày lớn bé/ Vài gian nếp cái ngập nông sâu”.

Thậm chí, sau khi chứng kiến hai trận lụt năm Quý Tỵ 1893 và năm Ất Tỵ 1905, nhà thơ Nguyễn Khuyến có bài thơ “Vịnh nước lụt” đầy tâm trạng: “Tỵ trước Tỵ này chục lẻ ba/ Thuận dòng nước cũ lại bao la/ Bóng thuyền thấp thoáng dờn trên vách/ Tiếng sóng long bong vỗ trước nhà/ Bắc bậc người còn chờ chúa đến/ Đóng bè ta phải rước vua ra/ Sửa sang việc nước cho yên ổn/ Trời đã sinh ra ắt có ta”.

Bước sang thế kỷ 20, thiên tai khắc nghiệt càng diễn biến phức tạp. Nhất là khu vực miền Trung, mỗi năm đầu phải gánh chịu bao nhiêu cơn bão, bao nhiêu trận lụt. Câu khẩu hiệu ân tình “Hướng về miền Trung” đã trở nên quen thuộc cũng vì lẽ ấy. Sinh ra và lớn lên ở Quảng Nam, nhà thơ Tường Linh (1931-2021) đã chứng kiến nhiều hình ảnh tang thương nên ông có bài thơ “Biết thuở nào quên” day dứt: “Một tối nước lên, nước tràn lên khủng khiếp/ Cả trăm người, cả ngàn người không chạy kịp/ Nước réo ầm ầm, át tiếng kêu la/ Chới với, ngửa nghiêng, người cuốn theo nhà/ Nhà theo sóng, người không thấy nữa/ Những kẻ sống không nhà không cửa/ Không áo cơm, không cả lệ thông thường/ Cắn vành môi nhìn lại một quê hương/ Bỗng run sợ, tưởng đây là địa ngục”.

Nhà thơ Vũ Quần Phương.

Dù chưa đến mức gọi là “đại hồng thủy”, nhưng mỗi cơn lụt ở đâu cũng gây ra nỗi sợ hãi cho chúng sinh. Nhà thơ Vũ Quần Phương có bài thơ “Trong cơn lụt” viết về sự ám ảnh vùng chiêm trũng Nam Định: “Bàn chân quen với đất làng/ Bây giờ đất ngạt dưới làn nước sâu/ Cánh đồng vàng lúa còn đâu/ Chùa chìm, Phật ngập dưới màu phù sa/ Giữa dòng ta cứu lấy ta/ Cây cau chới với nóc nhà chon von/ Tiếng ai gọi dưới mưa dồn/ Tiếng cha mẹ, tiếng bãi cồn quê hương”.

Tương tự, nhà thơ Trịnh Bửu Hoài (1952-2022) cũng khắc khoải cảnh ngập lụt bẽ bàng ở vùng tứ giác Long Xuyên: “Thương trăng vỡ trên đồng nước nổi/ Gió thu ào khóc giữa mưa giăng/ Ai biến đồng xanh thành biển cả/ Cánh dế ngày xưa bỗng lạc đàn/ Bến sông giờ đã chìm trong lũ/ Em dạt về đâu trong mưa giông”.

Nhà thơ Trịnh Bửu Hoài (1952-2022).

Trong khi đó, nhà thơ Đồng Đức Bốn (1948-2006) ở Hải Phòng lại kêu lên những lời hoảng hốt: Ối mẹ ơi vỡ đê rồi/ Đồng ta trắng xóa cả trời nước trong/ Trâu bò thất thểu long đong/ Trên bè tre rối bòng bong xoong nồi/ Ối mẹ ơi vỡ đê rồi/ Mộ cha liệu có lên trời được không/ Sao chưa thấy chiếc thuyền rồng/ Chở con với mẹ qua giông bão này”. Những giây phút khắc khoải trước thiên tai bao giờ cũng được xoa dịu bằng ngọn lửa tình thương đồng bào.

Câu chuyện “Sau lũ” được nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng ở Huế miêu tả: “những chuyến xe rồi cũng thông hành/ những chuyến xe tình thương cứu trợ/ rầm rập ra đi như cuộc hành quân về miền khổ/ người không quen người/ tay lại cầm tay/ hạt gạo nẩy mầm xanh lên sau cơn bão lũ/ thay thế màu xanh da người”.

Trong cơn bão Yagi, bài thơ “Bão” của nhà thơ Tế Hanh (1921-2009) viết từ năm 1956 lại được nhiều người nhắc đến. Bài thơ “Bão” vỏn vẹn 8 câu: “Cơn bão nghiêng đêm/ Cây gãy cành bay lá/ Ta nắm tay em/ Cùng nhau qua đường cho khỏi ngã/ Cơn bão tạnh lâu rồi/ Hàng cây xanh thắm lại/ Nhưng em đã xa xôi/ Và cơn bão lòng ta thổi mãi”.

Em ruột của nhà thơ Tế Hanh là nhạc sĩ Thế Bảo đã phổ nguyên vẹn bài thơ “Bão” thành ca khúc cùng tên, còn nhạc sĩ Thanh Tùng (1948-2016) phổ bài thơ “Bão” thành ca khúc “Cơn bão nghiêng đêm” với nhiều nhấn nhá trữ tình.

Tuy Hòa
Tin khác
Ký ức làng xưa chấp chới trên đôi cánh thời gian
Ký ức làng xưa chấp chới trên đôi cánh thời gian

Ký ức làng xưa bên dòng sông Lam được tác giả Hoa Mai tái hiện một cách sinh động qua tập tản văn giàu chất thơ, có tên gọi ‘Trên đôi cánh thời gian’.

'Tư duy ngược' giữa quan niệm mới và ý thức trẻ
'Tư duy ngược' giữa quan niệm mới và ý thức trẻ

‘Tư duy ngược’ được xem như một phương pháp rèn luyện kỹ năng sống hiện đại, nhưng sự đón nhận của độc giả trẻ cũng có nhiều góc độ khác nhau.

Danh họa Hồ Hữu Thủ trọn đời say đắm cái đẹp
Danh họa Hồ Hữu Thủ trọn đời say đắm cái đẹp

Danh họa Hồ Hữu Thủ, một tên tuổi hàng đầu của giới mỹ thuật Việt Nam hiện đại, vừa qua đời tại TP.HCM sau thời gian bạo bệnh, hưởng thọ 85 tuổi.  

Thiên nhiên vẫy gọi phía sau lưng người thăm thẳm
Thiên nhiên vẫy gọi phía sau lưng người thăm thẳm

Thiên nhiên vẫy gọi mỗi cá nhân phải có hành động tích cực để bảo vệ môi trường sống, đó là thông điệp chủ yếu trong tập truyện ‘Lưng người thăm thẳm’.

Bác sĩ Hoàng Thạch hoài niệm chiều một lời ru rất xa
Bác sĩ Hoàng Thạch hoài niệm chiều một lời ru rất xa

Bác sĩ Hoàng Thạch gửi gắm nhiều tâm sự với cố hương trong tập thơ ‘Hoài niệm chiều’ giăng mắc buồn thương xa vắng của một thân phận tha phương.

Thư viện của 230 đứa trẻ tự giác và ông giáo già Phạm Hữu Lợi
Thư viện của 230 đứa trẻ tự giác và ông giáo già Phạm Hữu Lợi1

Đó là một khuôn viên 2 tầng khung cột sắt, tường kính trong suốt có ba cửa ra vào. Dòng chữ in ngoài không quá to nhưng ai cũng nhìn rõ: 'Thư viện tự giác'.

Đại sứ văn hóa đọc và những bất ngờ sau trang sách
Đại sứ văn hóa đọc và những bất ngờ sau trang sách

Đại sứ văn hóa đọc có nhiều con đường khác nhau để bước vào thế giới sách, và cách họ ứng xử với sách cũng góp phần hình thành thói quen đọc sách.

Thư viện Dương Liễu: Một thập kỷ gieo mầm tri thức
Thư viện Dương Liễu: Một thập kỷ gieo mầm tri thức

Nhiều bạn đọc 'nhí' trưởng thành từ thư viện đã trở về Dương Liễu làm tình nguyện viên, tiếp tục nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho nhiều trẻ em.

Thư viện 10.000 đầu sách trên đất lành làng Cò
Thư viện 10.000 đầu sách trên đất lành làng Cò

Hàng ngàn cò, vạc chọn ao đình làm nơi trú ở khiến làng cũng được gọi thành làng Cò. Trên mảnh đất ấy, một thư viện làng cũng có tên gọi: Thư viện làng Cò.

Những đứa trẻ vùng cao 'khát' sách
Những đứa trẻ vùng cao 'khát' sách

Đầu năm học mới, nhiều đứa trẻ vùng cao vẫn chưa có sách vở đến trường. Chúng mặc cảm, tự ti với phận mình nên chẳng dám đòi hỏi gì.

Vua tiêu Việt trên hành trình nông sản và hành trình trang sách
Vua tiêu Việt trên hành trình nông sản và hành trình trang sách

Vua tiêu Việt là sự xưng tụng xứng đáng dành cho doanh nhân Phan Minh Thông trên con đường lập nghiệp gắn bó giữa thương hiệu nông sản và giá trị trang sách.

Sự kiện