Thương hiệu nhãn Ido Đồng Tâm của lão nông U70

Lê Hoàng Vũ - Thứ Năm, 14/11/2024 , 15:38 (GMT+7)

Cần Thơ Hợp tác xã nhãn Ido Đồng Tâm ở TP Cần Thơ đang sản xuất nhãn theo hướng VietGAP, nhằm tạo dựng thương hiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

Ông Nguyễn Văn Triều bên vườn nhãn Ido trồng theo hướng VietGAP. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, một vùng chuyên canh nhãn Ido đã được hình thành, mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân. Trong đó, lão nông Nguyễn Văn Triều đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mô hình sản xuất, tạo dựng thương hiệu “nhãn Ido Đồng Tâm” và kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

Trước đây, đa số người dân ấp Định Khánh A, xã Định Môn, trong đó có gia đình ông Triều, chủ yếu sống nhờ vào trồng lúa. Tuy nhiên, địa hình trũng thấp, khó canh tác khiến năng suất lúa không cao, thu nhập của người dân thấp dù làm việc vất vả quanh năm. Từ năm 2014 - 2015, sau khi tham quan mô hình trồng nhãn Ido tại tỉnh Tiền Giang và thấy được tiềm năng của loại nhãn này, ông Triều cùng một số hộ dân quyết định đưa giống nhãn về trồng tại quê nhà. Nhãn Ido có khả năng kháng bệnh tốt và phù hợp với điều kiện đất đai địa phương, nhanh chóng phát triển, cho năng suất cao và mang lại thu nhập ổn định.

Theo ông Nguyễn Văn Triều, ban đầu ông chỉ chuyển 7 công ruộng lên bờ sang trồng nhãn Ido. Nhưng nhận thấy hiệu quả kinh tế vượt trội, ông dần mở rộng diện tích trồng nhãn ra toàn bộ đất canh tác của gia đình. Hiện nay, với năng suất đạt từ 1,5 - 3 tấn/công (1.000m2), mỗi năm nhãn Ido đem lại lợi nhuận khoảng 30 - 40 triệu đồng/công cho người trồng. So với trồng lúa, thu nhập từ nhãn cao gấp nhiều lần, giúp các hộ dân nâng cao mức sống và ổn định kinh tế gia đình.

Nhận thức được vai trò của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, ông Triều không ngừng thúc đẩy sự kết nối giữa các hộ dân. Năm 2017, Tổ hợp tác sản xuất nhãn Ido Đồng Tâm được thành lập với 35 thành viên, canh tác gần 43ha nhãn Ido. Là tổ trưởng, ông Triều không ngừng vận động bà con ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Ông cũng hướng dẫn các thành viên xử lý nhãn ra trái rải vụ, tránh tình trạng dồn sản lượng vào một thời điểm, hạn chế tình trạng “rộ mùa, rớt giá”.

Ông Nguyễn Văn Triều, Phó Giám đốc HTX nhãn Ido Đồng Tâm đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mô hình sản xuất, tạo dựng thương hiệu “Nhãn Ido Đồng Tâm”, kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Năm 2020, Tổ hợp tác sản xuất nhãn Ido Đồng Tâm nâng lên thành lập HTX nhãn Ido Đồng Tâm với 39 thành viên trồng hơn 147ha nhãn. Ông Triều tiếp tục tham gia các hoạt động của HTX, đảm nhận vai trò Phó Giám đốc và tích cực kết nối với các doanh nghiệp để mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Dù đã gần 70 tuổi, ông vẫn nhiệt huyết hướng dẫn bà con về kỹ thuật canh tác, kiểm soát chất lượng và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, giúp sản phẩm nhãn Ido Đồng Tâm có đầu ra thuận lợi.

Bà Trần Thị Kim Thúy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV TP Cần Thơ, cho biết, việc chuyển đổi tái cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang trồng nhãn Ido của HTX Đồng Tâm là một quyết định sáng suốt. Không chỉ giúp cải thiện thu nhập mà còn giảm áp lực về đất canh tác lúa trên vùng trũng thấp, nơi sản xuất lúa không hiệu quả. Mô hình sản xuất nhãn Ido tại Định Môn không chỉ tạo ra thu nhập ổn định mà còn mang lại tác động lan tỏa tích cực. Sự thành công của HTX Đồng Tâm là động lực để các nông dân khác trong TP Cần Thơ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

Nhờ nỗ lực của ông Triều và các thành viên, nhãn Ido Đồng Tâm đã được cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu vào tháng 9/2019, thu hút thêm nhiều hộ nông dân tham gia HTX. Đồng thời, HTX đã thiết lập các mối liên kết với doanh nghiệp như Công ty Chánh Thu và Vina T&T để đưa trái nhãn Ido xuất khẩu sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada và châu Âu. Nhãn Ido của HTX cũng đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao của TP Cần Thơ.

Trồng nhãn Ido hữu cơ mỗi năm đem lại lợi nhuận khoảng 30 - 40 triệu đồng/công cho người trồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhãn Ido trồng tại Định Môn có đặc điểm trái to, cơm dày, hạt nhỏ và vị ngọt đậm đà, được người tiêu dùng ưa chuộng. Ông Nguyễn Văn Toàn, Chủ tịch UBND xã Định Môn đánh giá cao sự sáng tạo và nỗ lực của HTX nhãn Ido Đồng Tâm trong việc đảm bảo năng suất cao và chất lượng ổn định. Để phù hợp với địa hình trũng, các xã viên trong HTX đã chủ động thiết kế bờ liếp rộng 5 - 6m và hệ thống mương tưới tiêu hiệu quả. Bên cạnh đó, các hộ dân trong HTX cũng chú trọng sử dụng phân thuốc hữu cơ và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nhằm giúp cây nhãn phát triển bền vững.

Từ một vùng chuyên canh lúa với thu nhập thấp, xã Định Môn đã vươn lên trở thành điểm sáng trong mô hình trồng cây ăn trái nhờ sự chuyển đổi sang nhãn Ido. Không chỉ giúp người dân cải thiện đời sống, mô hình này còn mang lại những bài học quý giá về tinh thần đoàn kết và vai trò của liên kết sản xuất trong phát triển nông thôn bền vững.

Lê Hoàng Vũ
Tin khác
Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa xây dựng thương hiệu trà lá ổi túi lọc
Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa xây dựng thương hiệu trà lá ổi túi lọc

Đồng Tháp Với hương vị thơm dịu, thanh mát và có công dụng tốt cho sức khỏe, sản phẩm trà lá ổi túi lọc của anh Phan Hồi Hương đã được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Học IPM, nông dân Quảng Ninh sản xuất giỏi, múa hát hay
Học IPM, nông dân Quảng Ninh sản xuất giỏi, múa hát hay

Bằng lời ca, tiếng hát, nông dân phường Kim Sơn (TP Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) đã lan tỏa kiến thức, bài học từ chương trình IPM, giúp nâng cao chất lượng đồng ruộng.

Trồng quế đa dạng sinh học tăng năng suất, thu nhập
Trồng quế đa dạng sinh học tăng năng suất, thu nhập

So với trồng quế độc canh, thâm canh trồng quế đa dạng sinh học cho thu nhập cao hơn, đáp ứng được các tiêu chuẩn bền vững và các quy định quốc tế.

Làm giàu từ trồng lan Hồ Điệp công nghệ cao
Làm giàu từ trồng lan Hồ Điệp công nghệ cao

Hải Phòng Thay đổi tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất từ hỗ trợ của Nhà nước để trồng lan Hồ Điệp công nghệ cao giúp ông Đào Quang Trịnh gặt hái nhiều thành công.

Làm giàu từ những vườn cà phê canh tác khoa học
Làm giàu từ những vườn cà phê canh tác khoa học

Nhờ áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhiều chủ vườn cà phê là người BahNar, J’rai ở Gia Lai đã có thu nhập cao, kinh tế gia đình khá giả.

Đào tạo nghề cần khảo sát nhu cầu từng địa phương
Đào tạo nghề cần khảo sát nhu cầu từng địa phương

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn càng ngày càng trở nên cấp thiết trước tốc độ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đó là quan niệm của doanh nhân Nguyễn Văn Hiển.

Đào tạo nghề không thể đưa lý thuyết suông cho nông dân
Đào tạo nghề không thể đưa lý thuyết suông cho nông dân

Đào tạo nghề cho nông dân, theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Lương Minh Cừ, phải đạt được hai tiêu chí thiết thực và hiệu quả, chứ không thể chạy theo phong trào.

Kinh nghiệm hay từ mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’
Kinh nghiệm hay từ mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’

Ông Mai Văn Quốc ngụ ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước (Cà Mau) đã nuôi thành công mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’.

Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Măng tre tứ quý giúp dựng cơ nghiệp
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Măng tre tứ quý giúp dựng cơ nghiệp

Quả đồi dốc cao, cằn cỗi, nên nhiều năm bỏ hoang, chẳng ai muốn làm. Cho đến khi cặp vợ chồng già này đến lập nghiệp và thu tiền tỷ từ măng tre tứ quý.

Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Giàu nhờ tư duy sắc bén và cần cù
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Giàu nhờ tư duy sắc bén và cần cù

Với hơn 30ha đất, ông trồng 8ha bơ, 5ha sầu riêng, 10ha bưởi, 7ha hồ tiêu... Bình quân mỗi năm, gia đình ông thu hơn chục tỷ đồng sau khi trừ chi phí.

Bí kíp sản xuất thanh long sạch
Bí kíp sản xuất thanh long sạch

Bình Thuận Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi và ứng dụng khoa học kỹ thuật, nông dân Nguyễn Văn Thanh đã tìm ra quy trình sản xuất thanh long sạch đáp ứng yêu cầu của thị trường khó tính.