| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác xã trồng nhãn xuất khẩu đi Mỹ thu trên chục tỷ đồng mỗi năm

Thứ Ba 12/11/2024 , 07:12 (GMT+7)

CẦN THƠ Hợp tác xã nhãn Nhơn Nghĩa ở huyện Phòng Điền, TP Cần Thơ mỗi năm trồng được 540 tấn nhãn xuất khẩu đi Mỹ thu về hơn chục tỷ đồng.

Sau 6 năm thành lập, HTX nhãn Nhơn Nghĩa (ấp Nhơn Phú, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ) giờ đây đã khẳng định được chất lượng sản phẩm trong và ngoài nước, giúp các thành viên có thu nhập cao.

Hiện HTX có 29 thành viên với tổng diện tích 22,5ha nhãn, năng suất bình quân 20 tấn/ha, sản lượng mỗi năm 540 tấn. Với giá nhãn dao động ở mức ổn định từ 18 - 20k/kg, ước mỗi năm HTX thu về hơn 10 tỷ đồng.

Ông Phạm Văn Lơ, Giám đốc HTX Nhãn Nhơn Nghĩa cho biết, diện tích trồng nhãn của các hộ dân không nhiều nên trước đây chỉ bán nhỏ lẻ cho thương lái, chất lượng chưa được khẳng định nên giá không ổn định. Sau khi thành lập HTX, áp dụng kỹ thuật trồng trọt theo chuẩn VietGAP, đã nâng cao giá trị sản phẩm, quản lý tốt chất lượng.

Ông Phạm Văn Lơ bên vườn nhãn Ido. Ảnh: Hồ Thị Thảo 

Ông Phạm Văn Lơ bên vườn nhãn Ido. Ảnh: Hồ Thị Thảo 

HTX trồng chủ yếu là giống nhãn Ido với ưu điểm dễ trồng, ít bị sâu bệnh và cho năng suất cao so với những giống nhãn khác.

Giống nhãn Ido tuy một năm chỉ cho trái một vụ nhưng hiện nay bà con đã có thể xử lý ra hoa, cho quả theo ý muốn, nhờ đó đã chủ động được thời gian cho ra trái trong năm, giúp HTX có nguồn cung cấp nhãn ổn định quanh năm cho thương lái và các công ty xuất khẩu.

Thời điểm thu hoạch nhãn cao nhất trong năm là khoảng tháng 9 đến tháng 12. Ngoài bán cho thương lái, HTX còn tận dụng khai thác thế mạnh địa phương tổ chức cho khách du lịch ghé thăm và thưởng thức trái tại vườn. Trong năm 2024, HTX cũng đã kết nối được với doanh nghiệp xuất khẩu nhãn sang Mỹ.

Để duy trì năng suất và chất lượng sản phẩm, nhiều năm nay ông Lơ đã phối hợp cùng Trạm Khuyến nông huyện tổ chức nhiều đợt tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các thành viên trồng nhãn theo chuẩn VietGAP.

Ngoài ra, HTX còn thường xuyên tập huấn những khoá ngắn hạn giúp bà con có thêm kiến thức về các loại bệnh trên cây ăn trái giúp phòng chống và quản lý sâu bệnh hiệu quả.

Nhờ mô hình hợp tác mới, các hộ dân cùng nhau liên kết sản xuất theo hướng an toàn, giảm phân bón hoá học, trồng cây theo hướng hữu cơ, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận so với trước. 

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.