Trung Quốc thử nghiệm thành công trồng lúa trong 60 ngày

Lâm Hưng - Thứ Tư, 01/05/2024 , 10:26 (GMT+7)

Nhờ kỹ thuật thủy canh, chiếu sáng nhân tạo và các công nghệ khác, cây lúa được trồng ở Tân Cương (Trung Quốc) có chu kỳ sinh trưởng ngắn hơn đáng kể.

Các nhà nghiên cứu trồng lúa trong dung dịch dinh dưỡng (thủy canh) tại nhà kính ở địa khu Hòa Điền, Tân Cương, Trung Quốc. Ảnh: China Daily.

Một nhóm các nhà khoa học từ Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc gần đây tuyên bố đã trồng trồng thử nghiệm thành công trong nhà kính một giống lúa chỉ trong 60 ngày ở rìa sa mạc Taklimakan thuộc địa khu Hòa Điền, phía nam Tân Cương. 

Bên trong các cơ sở, cây lúa được trồng trong dung dịch dinh dưỡng (thủy canh) trên kệ, nhằm giúp tiết kiệm diện tích. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo cũng được sử dụng để giúp cây lúa phát triển không ngừng.

"Hòa Điền có sa mạc rộng lớn, ánh sáng mặt trời và nguồn nhiệt tốt. Đây là nơi lý tưởng để tiến hành nghiên cứu nông nghiệp bằng cách sử dụng đất bỏ hoang", Dương Kỳ Xương, nhà khoa học từ Viện Nông nghiệp Đô thị ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, người đứng đầu dự án cho biết.

Ông Dương bắt đầu nghiên cứu về việc tăng tốc độ sinh trưởng của cây lúa từ năm 2016. Đến năm 2021, ông Dương và các đồng nghiệp đã tìm cách rút ngắn chu kỳ sinh trưởng của cây lúa trong môi trường phòng thí nghiệm ở Thành Đô, bằng cách điều chỉnh các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nồng độ carbon dioxide và phân bón.

Vương Sâm, một nhà nghiên cứu thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc tham gia dự án, cho biết việc xây dựng môi trường nhân tạo ở Thành Đô rất tốn kém do chi phí năng lượng khổng lồ cho việc mô phỏng các điều kiện cần thiết để cây trồng phát triển như ánh sáng mặt trời và khí hậu ấm áp, cũng như chi phí xây dựng nhà kính đắt đỏ tại đô thị sầm uất ở Tây Nam Trung Quốc, nơi đất đai có hạn.

"Chi phí xây dựng nhà kính ở Hòa Điền rẻ hơn nhiều so với nhiều vùng khác của Trung Quốc vì có nhiều đất hoang", ông nói.

Điều đó đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu chuyển cơ sở đến các sa mạc rộng lớn ở Tân Cương. Ánh sáng mặt trời dồi dào và chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm ở Tân Cương cũng thúc đẩy cây trồng sinh trưởng và giúp giảm chi phí năng lượng cần thiết để mô phỏng các điều kiện như vậy.

Sau 2 năm thử nghiệm và gặp nhiều thất bại, các nhà khoa học Trung Quốc cuối cùng cũng đã tìm ra cách tăng tốc độ sinh trưởng của cây lúa trên sa mạc.

Ông Vương cho biết các đồng nghiệp của ông hiện đang cân nhắc về việc sử dụng công nghệ tương tự để tăng tốc độ sinh trưởng của các loại cây trồng khác, như khoai tây, ngô, lúa mì, cải dầu, bông và linh lăng.

Lâm Hưng
Tin khác
Brazil liệu có trở thành nhà sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu tại Mỹ Latinh?
Brazil liệu có trở thành nhà sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu tại Mỹ Latinh?

Để đạt được mục tiêu này, theo Chủ tịch ABCC Itamar Rocha, ngành tôm Brazil cần đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững toàn cầu, nâng cao năng lực chế biến…

Trung Quốc thử nghiệm thành công nhiều giống trái cây mới
Trung Quốc thử nghiệm thành công nhiều giống trái cây mới

Thông qua việc bảo tồn nguồn giống dứa trên thế giới, Viện Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc đã nghiên cứu chọn giống, lai tạo thành công hai giống dứa đỏ.

Tạo ra sản phẩm chăm sóc da từ sầu riêng non
Tạo ra sản phẩm chăm sóc da từ sầu riêng non

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) đã thành công khi biến sầu riêng thành một thành phần đột phá cho các sản phẩm chăm sóc da cao cấp, dựa trên công nghệ xanh và các phương pháp bền vững.

Trung Quốc tăng năng suất ngũ cốc và dầu ăn trên diện tích lớn
Trung Quốc tăng năng suất ngũ cốc và dầu ăn trên diện tích lớn

Theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, tăng năng suất cây ngũ cốc và dầu ăn trên diện tích lớn khu vực cấp xã, huyện, thành phố là nhiệm vụ chính năm 2025.

Nông dân Mỹ biến len thải thành phân ủ, giữ nước cho đất qua mùa hạn
Nông dân Mỹ biến len thải thành phân ủ, giữ nước cho đất qua mùa hạn

Ông Albert Wilde tiên phong sử dụng phụ phẩm len cừu để bổ sung dinh dưỡng hữu cơ, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng thay cho phân bón hóa học.

Thụy Điển xây dựng thành phố lớn nhất thế giới làm hoàn toàn bằng gỗ
Thụy Điển xây dựng thành phố lớn nhất thế giới làm hoàn toàn bằng gỗ

Ở vùng ngoại ô của thủ đô Stockholm, Thụy Điển đang triển khai dự án xây dựng 'Thành phố gỗ Stockholm', dự kiến sẽ mang đến 2.000 ngôi nhà mới vào năm 2027.

Tờ báo ‘xanh’ của Nhật Bản làm từ giấy hạt giống
Tờ báo ‘xanh’ của Nhật Bản làm từ giấy hạt giống

Ấn phẩm đặc biệt được gọi là Báo Xanh tích hợp cả hạt giống trong từng tờ giấy, cho phép bạn đọc gieo trồng hạt sau khi đọc xong tin tức.

Thượng Hải thay đổi diện mạo để du khách trải nghiệm văn hóa và du lịch
Thượng Hải thay đổi diện mạo để du khách trải nghiệm văn hóa và du lịch

Thượng Hải tổ chức 127 hoạt động văn hóa và du lịch đặc sắc, giúp du khách trong và ngoài nước có trải nghiệm sống động dịp Tết Nguyên Đán.

Ấn Độ giám sát hoạt động khai thác IUU bằng máy bay không người lái
Ấn Độ giám sát hoạt động khai thác IUU bằng máy bay không người lái

Maharashtra trở thành bang đầu tiên ở Ấn Độ sử dụng máy bay không người lái để thực thi các quy định liên quan đến luật biển.

Chính sách logistics xanh của Bỉ
Chính sách logistics xanh của Bỉ

Những biện pháp logistics xanh mà Bỉ áp dụng gồm giảm phát thải carbon, tăng cường sử dụng vận tải đa phương thức, phát triển đội xe điện...

Hoa Kỳ: Bang Florida đang làm gì để chống lại bệnh héo cam?
Hoa Kỳ: Bang Florida đang làm gì để chống lại bệnh héo cam?

Trước những thách thức về dịch bệnh và thiên tai, các sáng kiến mới như cây bẫy côn trùng và cải tiến gen giúp gượng dậy ngành công nghiệp cam tại Florida.

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy

Đánh bắt cá là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Na Uy. Ngành này đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi biến đổi khí hậu.