Trung Quốc tính biến măng tre thành thực phẩm tương tự sữa bò

Văn Việt - Thứ Hai, 25/03/2024 , 14:43 (GMT+7)

Giới khoa học Trung Quốc cho rằng măng tre có thể đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn thực phẩm bền vững, bổ dưỡng cho dân số toàn cầu.

Các nhà khoa học Trung Quốc kỳ vọng có thể biến măng tre thành một loại thực phẩm toàn cầu để đáp ứng nhu cầu của dân số thế giới đang ngày càng tăng. Ảnh minh họa: SCMP.

Theo các nhà khoa học Trung Quốc, tre là một trong những loại cây lâu đời và phát triển nhanh nhất thế giới, nhưng cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn thực phẩm bền vững và bổ dưỡng cho dân số toàn cầu đang ngày càng tăng.

Một bài viết mới đây đăng trên tạp chí Trends in Food Science & Technology đánh giá măng đặc biệt có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó hàm lượng protein "tương tự như sữa bò", cao hơn nhiều loại ngũ cốc.

Nhóm chuyên gia do Wu Liangru, tác giả của bài báo trên và là nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Tre Quốc gia Trung Quốc, đang tìm cách biến "nguồn tài nguyên thiên nhiên bị đánh giá thấp" này thành một loại lương thực chính trong tương lai.

"Tre mang lại tiềm năng về nguồn lương thực bền vững, tạo cơ hội cho thương mại và xuất khẩu, có thể đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế địa phương", các nhà nghiên cứu viết trong bài báo.

Liệt kê những lợi ích về sức khỏe, họ cho biết măng tre Trung Quốc cung cấp 7 trong 9 loại axit amin thiết yếu mà con người cần. Trên thực tế, hàm lượng axit amin trong măng cao hơn các loại rau khác như cà rốt, cần tây, bắp cải, đồng thời măng cũng chứa nhiều sắt hơn rau bina, bí đỏ.

Theo bài báo, măng cũng là một nguồn cung cấp carbohydrate tuyệt vời, có hàm lượng chất béo thấp và chứa nhiều loại vitamin khác nhau.

Các nhà khoa học cũng cho hay nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng măng có khả năng ngăn ngừa béo phì, tiểu đường và ung thư, đồng thời mang lại lợi ích chống oxy hóa và kháng khuẩn.

"Hoạt động chống oxy hóa là một trong những chức năng quan trọng nhất của măng", họ nói, đồng thời giải thích rằng thực phẩm này chứa các hợp chất được biết đến là có tác dụng loại bỏ những gốc tự do, nguyên nhân gây tổn thương tế bào và liên quan đến lão hóa.

"Măng tre giàu protein, chất xơ, khoáng chất, vitamin và nhiều loại hoạt chất sinh học", Wu nhấn mạnh.

Măng có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như ngâm muối, lên men, sấy khô, đóng hộp, đông lạnh, làm nước ép, nghiền thành bột hay nấu chín khi tươi như các loại rau khác.

Các nhà nghiên cứu cho biết thêm tre cũng có thể được chế biến để tạo thành "thành phần thực phẩm chức năng" như chất xơ, được thêm vào thực phẩm như đồ nướng và sữa chua để tăng cường sức khỏe.

Trong khi nhiều người trên thế giới có thể coi nó chỉ đơn giản là thức ăn của gấu trúc, tre thực sự có lịch sử lâu đời ở châu Á với vai trò vừa là nguyên liệu ẩm thực vừa là dược liệu, các nhà khoa học Trung Quốc lưu ý. Nhiều văn bản cổ đại ở Trung Quốc cho rằng rằng "măng, chồi tre, có thể làm món ăn".

Theo bài viết, nhu cầu về các sản phẩm măng đang ngày càng tăng với giá trị thương mại tăng 40% từ năm 2007 đến năm 2018, khối lượng xuất khẩu chính là măng đóng hộp. Đây là một hướng đi đã chín muồi để có thể mở rộng.

Công nhân tại một nhà máy ở Hàng Châu phân loại măng tre Trung Quốc để xuất khẩu. Ảnh: AFP.

Trung Quốc là nước sản xuất tre lớn nhất thế giới, với khoảng 6,4 triệu ha rừng tre. Nhưng trong số đó, chưa đến 6% được dành riêng cho việc sản xuất măng và khoảng 24% để sản xuất gỗ và măng kết hợp.

Diện tích rừng tre của Trung Quốc cho ra khoảng 25 đến 35 triệu tấn măng mỗi năm, nhưng chỉ 1/3 được thu hoạch để tiêu thụ.

Wu cho biết số còn lại đang "thối rữa trên núi" do tình trạng dư cung và giá thấp, khiến nông dân không có nhiều động lực thu hoạch măng.

Tuy nhiên, nếu măng tre Trung Quốc được thu hoạch hoàn toàn và nếu sản lượng tre trên toàn cầu tăng lên, thế giới cũng chỉ có thể sản xuất tới 150 triệu tấn mỗi năm. Con số này còn cách sản lượng có thể nuôi sống dân số toàn cầu một quãng đường khá xa.

Tuy nhiên, sản xuất tre không phải không ẩn chứa những vấn đề.

Khoảng 70% rừng tre trên thế giới nằm ở châu Á, số khác được trồng tại châu Phi và Nam Mỹ.

Tại 48 quốc gia châu Phi có tre mọc, chiếm khoảng 12% sản lượng toàn cầu, việc thiếu nhận thức về lợi ích của tre đồng nghĩa với việc chế biến măng ở đó kém phát triển.

Tổng cộng có 1.640 loài tre khác nhau được tìm thấy trên thế giới, nhưng không phải tất cả chúng đều có chồi ăn được.

Theo các nhà nghiên cứu, trong 800 loài tre được tìm thấy ở Trung Quốc, chỉ có 153 loài có thể dùng làm thực phẩm và trong số này chỉ 56 loài được đánh giá là "chất lượng cao".

Ngoài ra, trên một thân măng, khoàng 70% là không ăn được. Dù vậy, bài viết cho biết ngày càng nhiều chuyên gia đang nghiên cứu cách tận dụng những phần bỏ đi này.

"Mặc dù có tiềm năng, việc sử dụng măng trong ngành công nghiệp thực phẩm hiện nay vẫn gặp phải những hạn chế", bài viết lưu ý, thểm rằng những vấn đề này cần được giải quyết để tre được sử dụng làm thực phẩm chính trên toàn cầu.

Wu cho biết cây cũng có thời gian ra chồi ngắn nên khó thu hoạch. Măng có thể nhanh chóng trở thành gỗ và cứng sau khi thu hoạch, vì vậy chúng phải được chế biến để bảo quản lâu. Điều này làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Măng tươi cũng chứa một số độc tố. Dù được giảm bớt qua quá trình chế biến, các nhà nghiên cứu cho hay chúng vẫn cần tiến hành thử nghiệm trước khi ra thị trường và phải tạo ra các tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo an toàn.

Nghiên cứu sâu hơn cũng cần được thực hiện về tác động lâu dài của việc tăng lượng măng ăn vào cơ thể người.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu khẳng định măng là "một nguồn tài nguyên thiên nhiên bị đánh giá thấp trong bối cảnh quốc tế, có tiềm năng lớn để trở thành thực phẩm chủ đạo trên toàn thế giới và đóng góp cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc".

Văn Việt (Theo SCMP)
Tin khác
Brazil liệu có trở thành nhà sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu tại Mỹ Latinh?
Brazil liệu có trở thành nhà sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu tại Mỹ Latinh?

Để đạt được mục tiêu này, theo Chủ tịch ABCC Itamar Rocha, ngành tôm Brazil cần đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững toàn cầu, nâng cao năng lực chế biến…

Trung Quốc thử nghiệm thành công nhiều giống trái cây mới
Trung Quốc thử nghiệm thành công nhiều giống trái cây mới

Thông qua việc bảo tồn nguồn giống dứa trên thế giới, Viện Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc đã nghiên cứu chọn giống, lai tạo thành công hai giống dứa đỏ.

Tạo ra sản phẩm chăm sóc da từ sầu riêng non
Tạo ra sản phẩm chăm sóc da từ sầu riêng non

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) đã thành công khi biến sầu riêng thành một thành phần đột phá cho các sản phẩm chăm sóc da cao cấp, dựa trên công nghệ xanh và các phương pháp bền vững.

Trung Quốc tăng năng suất ngũ cốc và dầu ăn trên diện tích lớn
Trung Quốc tăng năng suất ngũ cốc và dầu ăn trên diện tích lớn

Theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, tăng năng suất cây ngũ cốc và dầu ăn trên diện tích lớn khu vực cấp xã, huyện, thành phố là nhiệm vụ chính năm 2025.

Nông dân Mỹ biến len thải thành phân ủ, giữ nước cho đất qua mùa hạn
Nông dân Mỹ biến len thải thành phân ủ, giữ nước cho đất qua mùa hạn

Ông Albert Wilde tiên phong sử dụng phụ phẩm len cừu để bổ sung dinh dưỡng hữu cơ, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng thay cho phân bón hóa học.

Thụy Điển xây dựng thành phố lớn nhất thế giới làm hoàn toàn bằng gỗ
Thụy Điển xây dựng thành phố lớn nhất thế giới làm hoàn toàn bằng gỗ

Ở vùng ngoại ô của thủ đô Stockholm, Thụy Điển đang triển khai dự án xây dựng 'Thành phố gỗ Stockholm', dự kiến sẽ mang đến 2.000 ngôi nhà mới vào năm 2027.

Tờ báo ‘xanh’ của Nhật Bản làm từ giấy hạt giống
Tờ báo ‘xanh’ của Nhật Bản làm từ giấy hạt giống

Ấn phẩm đặc biệt được gọi là Báo Xanh tích hợp cả hạt giống trong từng tờ giấy, cho phép bạn đọc gieo trồng hạt sau khi đọc xong tin tức.

Thượng Hải thay đổi diện mạo để du khách trải nghiệm văn hóa và du lịch
Thượng Hải thay đổi diện mạo để du khách trải nghiệm văn hóa và du lịch

Thượng Hải tổ chức 127 hoạt động văn hóa và du lịch đặc sắc, giúp du khách trong và ngoài nước có trải nghiệm sống động dịp Tết Nguyên Đán.

Ấn Độ giám sát hoạt động khai thác IUU bằng máy bay không người lái
Ấn Độ giám sát hoạt động khai thác IUU bằng máy bay không người lái

Maharashtra trở thành bang đầu tiên ở Ấn Độ sử dụng máy bay không người lái để thực thi các quy định liên quan đến luật biển.

Chính sách logistics xanh của Bỉ
Chính sách logistics xanh của Bỉ

Những biện pháp logistics xanh mà Bỉ áp dụng gồm giảm phát thải carbon, tăng cường sử dụng vận tải đa phương thức, phát triển đội xe điện...

Hoa Kỳ: Bang Florida đang làm gì để chống lại bệnh héo cam?
Hoa Kỳ: Bang Florida đang làm gì để chống lại bệnh héo cam?

Trước những thách thức về dịch bệnh và thiên tai, các sáng kiến mới như cây bẫy côn trùng và cải tiến gen giúp gượng dậy ngành công nghiệp cam tại Florida.

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy

Đánh bắt cá là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Na Uy. Ngành này đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi biến đổi khí hậu.