| Hotline: 0983.970.780

Trồng tre lấy măng, tiền thu tằng tằng

Thứ Năm 21/03/2024 , 08:55 (GMT+7)

NINH THUẬN Trồng 50 gốc tre để chống xói lở, anh Dũng bất ngờ bởi tre ra rất nhiều măng. Từ đó, anh đã mở rộng diện tích, có thu nhập rất tốt nhờ cây trồng này.

Từ 50 cây măng tre trồng để giữ đất, chống sạt lở, anh Dũng hiện đã mở rộng diện tích, cho thu nhập đều đặn từ cây trồng này. Ảnh: Nguyễn Cơ.

Từ 50 cây măng tre trồng để giữ đất, chống sạt lở, anh Dũng hiện đã mở rộng diện tích, cho thu nhập đều đặn từ cây trồng này. Ảnh: Nguyễn Cơ.

Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh Ninh Thuận có diện tích măng tre khoảng trên 20ha. Trong đó, xã Mỹ Sơn và Hòa Sơn (huyện Ninh Sơn) có diện tích trên 15ha, số còn lại được trồng rải rác ở xã Phước Vinh và Phước Hữu của huyện Ninh Phước. Có 02 giống măng tre được bà con lựa chọn trồng chủ yếu là tre Tứ Quý và tre Bát Độ vì măng tre không có lông, gai, không bị đắng, thịt trắng, giòn và khi luộc lên thịt vàng giòn, thơm.

Trên tuyến đường từ thị trấn Tân Sơn (huyện Ninh Sơn) đi Tà Năng (tỉnh Lâm Đồng), trải dài dọc hai bên đường là những diện tích mì, mía đã thu hoạch, cộng hưởng vào đó là mặt đường nhựa giữa trưa những ngày tháng 3 thêm nóng bức, khó chịu. Thế nhưng khi vào đến vườn măng tre của anh Nguyễn Tiến Dũng ở thôn Tân Hòa (xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn), không khí trở nên mát dịu đến lạ thường.

Anh Dũng cho biết, vườn tre Bát Độ của gia đình anh trồng từ năm 2020, được ông đặt mua ở tỉnh Yên Bái về trồng với 50 gốc dọc các bờ suối để giữ đất, chống xói mòn và nuôi thêm dúi. Nhận thấy loại tre này cho măng khá nhiều cao nên anh quyết định chuyển một phần diện tích trồng mỳ (sắn) sang trồng thâm canh 5 sào măng tre (sào 1.000m2) với 2 giống măng Bát Độ và Tứ Quý.

Hiện nay, măng tre trồng ở Hòa Sơn cho thu hoạch măng quanh năm nhờ chủ động được nước tưới. Ảnh: Nguyễn Cơ.

Hiện nay, măng tre trồng ở Hòa Sơn cho thu hoạch măng quanh năm nhờ chủ động được nước tưới. Ảnh: Nguyễn Cơ.

Theo anh Dũng, măng tre Tứ Quý có độ ngọt và giòn hơn so với các loại măng khác trên thị trường nên giá bán cũng có phần cao hơn. Thời điểm thấp nhất vào mùa mưa măng có giá 15.000 – 20.000đ/kg, cao hơn các loại măng khác từ 10.000 đồng/kg. Măng lúc giá cao nhất từ 40.000 - 45.000 đồng/kg, mang thu nhập ổn định. Cứ 3 ngày gia đình anh Dũng lại thu hoạch một lần được 50– 70kg măng tươi, bán cho thương lái với giá ổn định 30.000 đồng/kg, mỗi tháng cho thu nhập gần chục triệu đồng nên gia đình anh rất phấn khởi.

Nhiều nông hộ trồng tre bán măng cho biết, nhờ chủ động nguồn nước tưới nên tre cho thu hoạch măng quanh năm. Nông dân Hòa Sơn chủ yếu thu hoạch măng trái vụ (từ tháng 12 năm trước đến tháng 7 năm sau) để bán được giá cao. Như thời điểm hiện tại, giá bán măng tươi đang ở mức 40.000 đồng/kg, mỗi sào măng nếu được chăm sóc tốt có thể cho thu hoạch 5 – 7kg/ngày.

Cây măng tre rất dễ trồng, lại nhẹ công chăm sóc, mỗi năm chỉ cần phát dọn cành lá, vệ sinh vườn, chặt thân cây già, bón 1 lần phân và tưới nước đầy đủ là cây có thể sinh trưởng, phát triển tốt, không bị sâu bệnh nên không mất chi phí cho các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Ngoài trồng lấy măng, vườn anh Dũng hiện nay còn nhân giống bằng cách chiết cành tre để bán giống khi thị trường có nhu cầu để tăng thu nhập.

Cây măng tre không chỉ có giá trị từ sản phẩm măng mà còn mang lại nhiều giá trị về môi trường, mở ra hướng phát triển du lịch. Ảnh: Nguyễn Cơ.

Cây măng tre không chỉ có giá trị từ sản phẩm măng mà còn mang lại nhiều giá trị về môi trường, mở ra hướng phát triển du lịch. Ảnh: Nguyễn Cơ.

Ông Đỗ Hữu Cương - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Sơn cho biết, nhờ hiệu quả cao nên nhiều hội viên nông dân trên địa bàn xã đã nhân rộng diện tích trồng tre lấy măng lên hơn 5ha. Đây là cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương và là hướng đi mới, có nhiều triển vọng.

Mô hình trồng tre lấy măng không những là giải pháp để bà con phát triển kinh tế mà đây còn là mô hình giúp cải thiện môi trường, chống xói mòn, sạt lở, điều hòa không khí, làm đẹp cảnh quan thiên nhiên... Sắp tới, khi tuyến đường Tân Sơn đi Tà Năng hoàn thiện, hệ thống cung ứng nông sản được kết nối, việc phát triển cây măng tre sẽ có nhiều cơ hội giúp bà con phát triển kinh tế, đồng thời mở ra hướng đi mới cho việc phát triển du lịch ở địa phương.

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất