Vương quốc Anh hợp lực bảo tồn di sản văn hóa trước biến đổi khí hậu

Hoa Lay Ơn - Thứ Năm, 30/05/2024 , 15:46 (GMT+7)

Cộng đồng đam mê khảo cổ học ở Anh Quốc phát hiện hàng nghìn di tích, hiện vật vào thời kỳ Đồ đồng và những con đường La Mã phát lộ bằng công nghệ LiDAR.

Dự án Khảo cổ học cộng đồng thu hút khoảng 1.000 thành viên hầu hết là nghiệp dư, không phân biệt ngành nghề, tuổi tác. Ảnh: TL.

Những ngôi mộ cổ có lịch sử từ thời kỳ Đồ đồng, những cung đường La Mã và tàn tích của các ngôi làng thời Trung Cổ nằm trong số gần 13.000 địa điểm khảo cổ chưa từng được biết tới. Những di tích mới đây đã được khai quật bởi các thành viên trong các tổ chức khảo cổ cộng đồng. 

Những người yêu thích khảo cổ học, hay còn gọi là các nhà khảo cổ học nghiệp dư đã tham gia vào “Dự án Khảo cổ cộng đồng” được bảo trợ bởi Tổ chức Khảo cổ học cộng đồng Dig Ventures và Tổ chức Khảo cổ học National Trust của Anh. Dự án thu hút khoảng 1.000 thành viên hầu hết là nghiệp dư, không phân biệt ngành nghề, tuổi tác. Người nước ngoài đam mê khảo cổ cũng có thể đến nước Anh tham gia.

Hưởng ứng mục tiêu toàn cầu về đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, dự án khảo cổ cộng đồng thể hiện sự hỗ trợ kịp thời. Trong khuôn khổ dự án, các chuyên gia đang hoàn thiện hệ thống bản đồ đánh dấu các di tích lịch sử cổ đại, phát triển các chương trình giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về các cảnh quan thiên nhiên, đóng góp chung vào cam kết tăng trưởng xanh của Vương quốc Anh.

Các khu vực triển khai dự án Khảo cổ học cộng đồng đều chịu sự tác động rất lớn của biến đổi khí hậu. Ảnh: TL.

Các nhà khảo cổ được trang bị các thiết bị tìm kiếm hiện đại, hỗ trợ hoạt động tìm kiếm di tích trong khu vực có diện tích 512km2 được hỗ trợ bởi dữ liệu Quan sát Trái đất. Đường truyền vệ tinh có độ phân giải cao, phương pháp phát hiện và đo lường ánh sáng (LiDAR) cho phép các nhà khảo cổ quan sát bên dưới mặt đất mà không cần đào xới, khai quật. Công nghệ này có thể chiếu hàng nghìn tia sáng dưới mặt đất, đo những thay đổi bề mặt, giúp người tham gia dễ dàng tìm ra các địa điểm khảo cổ ở những vùng có bề dày di tích lịch sử văn hóa lâu đời. 

Ba khu vực được chọn để triển khai chương trình Khảo cổ học cộng đồng là Công viên Quốc gia Quận Peak. Điểm thứ hai ở hạt Yorkshire ở miền bắc nước Anh, nơi sở hữu những tòa lâu đài, con phố cổ rêu phong. Địa điểm thứ ba là Wallington, nơi có Kho văn kiện quốc gia, Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia….

Đặc biệt, cả ba khu vực khảo cổ trên đều chịu sự tác động rất lớn của biến đổi khí hậu. Do đó, Vương quốc Anh đang nỗ lực phục hồi lại cảnh quan thiên nhiên của khu vực di tích qua việc trồng rừng, bảo vệ bờ biển và giảm phát thải khí carbon.

Các chuyên gia của Tổ chức khảo cổ học quốc gia nước Anh nhận định, tính chất liên kết giữa môi trường lịch sử và môi trường tự nhiên là hai vấn đề cốt lõi, là “tài sản” vô giá của quốc gia. Vì thế, tất cả những khám phá từ nghiên cứu khảo cổ học phải đảm bảo không gây ảnh hưởng tới tài nguyên đất, nước, rừng. 

Theo đó, chương trình Khảo cổ cộng đồng là một phần không thể thiếu trong nỗ lực giúp đỡ các nhà khảo cổ học chuyên nghiệp tìm ra hàng nghìn dấu tích mang giá trị di sản vô giá, đồng thời tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa, lịch sử cho người dân địa phương cũng như khách du lịch trên thế giới khi đặt chân tới mảnh đất thiêng này.

Nhờ công nghệ hiện đại, cộng đồng khảo cổ học đã tìm ra 262 vết tích có khả năng được xác định là vào thời kỳ Đồ đồng. Ảnh: TL.

Nhờ công nghệ hiện đại, cộng đồng khảo cổ học đã tìm ra 262 vết tích có khả năng được xác định là vào thời kỳ Đồ đồng và tìm thấy ba con đường La Mã, cùng rất nhiều di tích khác. Bà Maiya Pina-Dacier, đại diện Tổ chức Khảo cổ học cộng đồng Dig Ventures, chia sẻ: “Những kết quả sơ bộ của dự án Cộng đồng khảo cổ học thực sự rất ấn tượng. 12.802 di tích cổ đại đã được chính những thành viên trong dự án phát hiện ra. Con số này khiến chúng tôi rất cảm kích vì đó là minh chứng cho sự quan tâm của nhân dân toàn cầu đối với ngành khảo cổ học”.

Về phía nhà khảo cổ Brendon Wilkins, người sáng lập ra Tổ chức Khảo cổ học cộng đồng Dig Ventures, ông đã bày tỏ sự cảm kích: “Cám ơn những những người đam mê khảo cổ học đã giúp đỡ chúng tôi. Nhờ có họ, chúng tôi có thể thiết kế bản đồ Atlas các khu vực lớn hơn, chi tiết hơn, nhanh hơn nhiều so với những gì mà các nhà khảo cổ học chuyên nghiệp có thể làm được. Đây chính là sức mạnh cộng đồng. Chúng tôi kỳ vọng có thêm nhiều cảnh quan thời tiền sử nằm dưới hệ thống hiện đại sẽ được phát lộ ra trong tương lai”.

Dự án được Quỹ đổi mới sáng tạo Di sản của Vương quốc Anh tài trợ nhằm đưa ra các giải pháp bảo tồn các di sản văn hóa trước các tác động lớn từ biến đổi khí hậu. Bởi lẽ các hiện tượng như nước biển dâng cao, gây xói mòn bờ biển sẽ khiến cho các di tích cổ đại có nguy cơ biến mất trong vòng 30 năm tới. 

Hoa Lay Ơn
Tin khác
Ấn Độ giám sát hoạt động khai thác IUU bằng máy bay không người lái
Ấn Độ giám sát hoạt động khai thác IUU bằng máy bay không người lái

Maharashtra trở thành bang đầu tiên ở Ấn Độ sử dụng máy bay không người lái để thực thi các quy định liên quan đến luật biển.

Chính sách logistics xanh của Bỉ
Chính sách logistics xanh của Bỉ

Những biện pháp logistics xanh mà Bỉ áp dụng gồm giảm phát thải carbon, tăng cường sử dụng vận tải đa phương thức, phát triển đội xe điện...

Hoa Kỳ: Bang Florida đang làm gì để chống lại bệnh héo cam?
Hoa Kỳ: Bang Florida đang làm gì để chống lại bệnh héo cam?

Trước những thách thức về dịch bệnh và thiên tai, các sáng kiến mới như cây bẫy côn trùng và cải tiến gen giúp gượng dậy ngành công nghiệp cam tại Florida.

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy

Đánh bắt cá là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Na Uy. Ngành này đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi biến đổi khí hậu.

Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama
Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama

Các nhà khoa học lai tạo ra giống chuối Yelloway One có thể kháng lại dịch bệnh Panama được mệnh danh là ‘kẻ hủy diệt’ chuối hàng loạt.

Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?
Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?

Một cuộc tranh cãi bất phân thắng bại đã thu hút giới học giả về lương thực của các bộ tộc ở Úc liệu có thể trở thành thực phẩm phù hợp trong tương lai.

Giới khoa học Mexico: Thế giới bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6
Giới khoa học Mexico: Thế giới bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6

Các nhà khoa học Mexico chứng minh rằng Trái đất đã chính thức bước vào giai đoạn đầu của cuộc đại tuyệt chủng; loài người có thể chấm dứt trong vòng 200 năm tới.

Trung Quốc có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
Trung Quốc có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu

Bằng cách đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới, Trung Quốc có thể hỗ trợ các quốc gia châu Phi phát triển nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Trung Quốc rút ngắn thời gian sinh trưởng cây nho bằng trí tuệ nhân tạo
Trung Quốc rút ngắn thời gian sinh trưởng cây nho bằng trí tuệ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây nho.

Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến
Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến

Tỷ lệ bò bị nhiễm cúm gia cầm chết ở California (Hoa Kỳ) tăng mạnh so với các tiểu bang khác, khiến các công ty xử lý xác động vật quá tải khi thời tiết nắng nóng.

Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1
Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1

Cúm gia cầm quy mô lớn đã ảnh hưởng đến ít nhất 280 trang trại bò sữa ở 14 bang của Hoa Kỳ, đòi hỏi khả năng nhận biết và hành động sớm.

Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan
Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan

ĐBSCL Kinh nghiệm từ Đài Loan cho thấy, nhiều phương pháp hiệu quả trong việc tái chế chất thải nông nghiệp thành sản phẩm có giá trị, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.