World Cup 2022 và việc phát âm tên quốc gia, cầu thủ

Đặng Quỳnh Lê - Thứ Tư, 23/11/2022 , 12:03 (GMT+7)

Việc phát âm đúng tên người, vật, địa danh nào đó theo giọng bản địa quả là khó khăn, càng khó hơn với người dân hai quốc gia khác nhau về văn hóa, chữ viết.

Ảnh: AFP.

Vào đầu tháng này, ca sĩ nổi tiếng người Anh là Adele nói rằng hầu hết mọi người trên thế giới đều phát âm sai tên của cô. Họ thường phát âm “Adele” là “"ah-dell" (đọc tiếng Việt đơn giản là A-đeo), nhưng cô đã đính chính lại rằng do cô sinh ra ở Tottenham, bắc Luân Đôn, nên phát âm theo giọng bắc Luân Đôn phải là "uh-dale" (đọc tiếng Việt đơn giản là Ơ-đeo). Rất nhiều người Mĩ và Anh đều ngạc nhiên rằng họ đã phát âm sai như vậy trong nhiều năm.

Thậm chí cầu thủ nổi tiếng người Na Uy là Erling Haaland hiện đang chơi bóng cho Manchester City cũng là đề tài tranh cãi cho việc phát âm đúng tên gọi, mặc dù anh được sinh ra ở Anh, sau đó mới chuyển tới Na Uy sinh sống. Theo chính Haaland, nếu phát âm đúng theo tiếng Na Uy thì tên của anh được phát âm là Ho-land (đọc tiếng Việt đơn giản là Hô-lần), còn với người nơi khác thì có thể đọc là Ha-land (haa- luhnd, đọc tiếng Việt đơn giản là Ha lần).

Hai việc này là bằng chứng rõ ràng cho việc phát âm sao cho đúng tên một người, vật, địa danh nào đó theo giọng bản địa quả là khó khăn, càng khó khăn hơn với người dân giữa hai quốc gia khác biệt nhau về văn hóa, chữ viết như việc dưới đây ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, vào năm 1960, luật sư Frank Loseby, người từng đã giúp chủ tịch Hồ Chí Minh tại Tòa án Hồng Kong năm 1931 tới thăm Việt Nam. Khi tới sân bay Gia Lâm, người tiếp đón cất tiếng chào là: Kính chào ông luật sư Lô-dơ-bai. Ông Loseby lập tức nói ngay là: Tên tôi đọc là Lô-dơ-bi chứ không phải Lô-dơ-bai”.

Sự kiện Wold Cup 2022 cũng đặt ra một thách thức cho việc phát âm chuẩn, đó là phát âm đúng tên gọi của nước chủ nhà Qatar. "Qatar” là cách ký âm La Mã từ từ gốc là Ảrập là قطر. Có nghĩa là mỗi con chữ không thật chính xác như vẻ ngoài của nó.

Người Anh, Mĩ thường đọc Qatar là /kəˈTɑːr/ (cơ-ta), với việc nhấn mạnh vào âm tiết thứ hai, tức nhấn âm "tar". Nhưng người Ảrập họ phát âm Qatar là “gah-tar” (ga-ta) hoặc “qah-tar”. Người Việt Nam thường đọc là qua-ta, khá giống với phát âm của người Ả rập là “qah-tar”.

Dưới đây là cách đọc đúng cho tên một số cầu thủ nổi tiếng nhất:

Kylian Mbappé (Pháp, giá chuyển nhượng ước tính 160 triệu Euro), đọc là ​[kiljan (ɛ)mbape], phát âm tiếng Việt đơn giản là Ki-li-an Em-ba-pe.

Vinicius Junior (Brazil, giá chuyển nhượng khoảng 120 triệu Euro), đọc là [viˈnisjus ˈʒũɲoʁ], đọc tiếng Việt đơn giản là Vi-ni-si-ớt Giu-ni-ơ.

Phil Foden (Anh, giá chuyển nhượng khoảng 110 triệu Euro), đọc là fill fow-dn, đọc tiếng Việt đơn giản là Phiu Phâu-đần.

Jamal Musiala (Đức, giá chuyển nhượng khoảng 100 triệu Euro), anh là người Đức nhưng cha là người gốc Nigeria nên mới có tên lạ vậy. Tên của anh lại dễ đọc hơn, đọc theo tiếng Việt đơn giản là Gia-ma Mu-si-a-la.

Pedri (Tây Ban Nha, giá chuyển nhượng khoảng 100 triệu Euro), cầu thủ này có tên gốc là Pedro González López, nhưng sở dĩ gọi Pedri vì trong lớp anh cũng có một cầu thủ trùng tên, và do mảnh khảnh hơn nên anh ấy được gọi là Pedri, trở thành cái tên gắn liền với anh cho đến nay. Đọc theo tiếng Việt đơn giản là Pe-đờ-ri.

Việc phát âm đúng với giọng bản địa của một người đòi hỏi một nỗ lực rất lớn từ những người khác văn hóa. Nó không những thể hiện sự tôn trọng với người được nói mà còn thể hiện ý thức về việc chấp nhận sự khác nhau của các nền văn hóa. Vì vậy World Cup cũng là một hoạt động nhân văn, giúp cho mọi người từ các nền văn hóa khác nhau có cơ hội tìm hiểu và hiểu biết lẫn nhau.

Đặng Quỳnh Lê
Tin khác
Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời
Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời

Người quê lúa Đặng Đình Liêm sau chuỗi ngày tham gia quân đội và công tác xa nhà, đã trở về Thái Bình thanh thản viết lại những câu chuyện đời mình.

Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê
Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê

‘Thức dậy một dòng sông’ của tác giả Trần Nam Phong hình thành một bút pháp với những câu thơ ngân như ngọn gió không lời vừa quen vừa lạ.

Nghe tin bão lụt quê mệ Quảng Bình
Nghe tin bão lụt quê mệ Quảng Bình

Tôi nhớ tới thuật ngữ “nước khách” của vùng rốn lũ Lệ Thủy và chỉ mong nước như một vị khách quý đến rồi lại đi nhẹ nhàng, đừng để lại những đau thương, tổn thất gì cho quê hương.

Nứt ra từ đá những chân tình vùi dưới cơn mưa
Nứt ra từ đá những chân tình vùi dưới cơn mưa

‘Nứt ra từ đá’ là tập thơ thứ 7 của nhà thơ Phạm Phương Lan, một gương mặt nữ khá ấn tượng trong đời sống thi ca đô thị phương Nam.

Nhà thơ Nguyễn Quang Hưng miệt mài dõi theo chuyển động văn hóa
Nhà thơ Nguyễn Quang Hưng miệt mài dõi theo chuyển động văn hóa

Nhà thơ Nguyễn Quang Hưng từ Hà Nội vào TP.HCM để giới thiệu hai cuốn sách mới viết về đời sống văn hóa, với công chúng đô thị phương Nam sáng 26/10.

Tiếc thương vĩnh biệt người Thầy, người Anh cả của ngành BVTV Việt Nam
Tiếc thương vĩnh biệt người Thầy, người Anh cả của ngành BVTV Việt Nam

Ngày 23/10/2024, GS.TS Đường Hồng Dật đã qua đời ở tuổi 96, để lại tiếc nuối cho những người làm nông nghiệp và bảo vệ thực vật trên cả nước cũng như bạn bè, đồng nghiệp.

Nhà văn Yên Ba cùng những tâm sự về 'Viết & Đọc'
Nhà văn Yên Ba cùng những tâm sự về 'Viết & Đọc'

Trải qua 6 năm, chuyên đề 'Viết & Đọc' đã đạt con số 26 ấn phẩm và nhận được nhiều yêu mến của độc giả.

Vẻ đẹp phụ nữ Việt như điểm tựa cảm xúc thi ca
Vẻ đẹp phụ nữ Việt như điểm tựa cảm xúc thi ca

Vẻ đẹp phụ nữ Việt không chỉ được nhắc đến trong những dịp nhộn nhịp như Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, mà luôn giống như điểm tựa cảm xúc thi ca bất tận.

Lão thi sĩ trầm tư kỷ niệm ‘ai cũng có ngày xưa’
Lão thi sĩ trầm tư kỷ niệm ‘ai cũng có ngày xưa’

Lão thi sĩ Trần Duy Hiển ngoài tuổi tám mươi vẫn chứng minh sức nghĩ và sức viết chưa mệt mỏi, với tập thơ ‘Ai cũng có ngày xưa’ vừa ra mắt công chúng.

Chân dung anh hùng Lý Tự Trọng qua những tư liệu lịch sử
Chân dung anh hùng Lý Tự Trọng qua những tư liệu lịch sử

Chân dung anh hùng Lý Tự Trọng được tác giả đang công tác tại Trường Đoàn Lý Tự Trọng phục dựng bằng các tư liệu lịch sử ít được phổ biến.

GS.TSKH Phan Phải - Người sáng lập Viện Di truyền Nông nghiệp
GS.TSKH Phan Phải - Người sáng lập Viện Di truyền Nông nghiệp

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Di truyền Nông nghiệp, chúng tôi xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của GS.TSKH Phan Phải.

Gã trai xứ Nghệ thổn thức với 'năm ngón chưa đặt tên'
Gã trai xứ Nghệ thổn thức với 'năm ngón chưa đặt tên'

Gã trai xứ Nghệ với bút danh Đinh Nho Tuấn trong tập thơ ‘Năm ngón chưa đặt tên’ đã bày tỏ 'dành cho lúa những lời thứ nhất, dành cho lúa những lời sau cùng’.