Quy định SPS quốc tế: Cập nhật mới nhất từ các thị trường chủ chốt

Quỳnh Chi - Nguyễn Thủy - Thứ Sáu, 02/08/2024 , 10:09 (GMT+7)

Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN-PTNT) cập nhật các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật của châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand.

TS Đào Văn Cường, Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ NN-PTNT thông tin về những cập nhật mới nhất của quy định SPS quốc tế.

Thị trường EU

Những năm qua, thị trường EU đã đưa ra những quy định giúp đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Doanh nghiệp Việt Nam cần nắm vững và tuân thủ để có thể xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU một cách bền vững và hiệu quả.

Quy định (EU) số 178/2002, được coi là Luật thực phẩm chung của EU, là văn bản luật quan trọng nhất. Quy định này đưa ra các nguyên tắc và quy tắc chung về an toàn thực phẩm ở EU, áp dụng cho tất cả các công đoạn sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn.

Quy định chống phá rừng (EUDR) sẽ được áp dụng từ tháng 01/2025, riêng đối với các doanh nghiệp nhỏ sẽ áp dụng từ tháng 6/2025. Quy định này cấm nhập khẩu 7 nhóm mặt hàng gồm cà phê, dầu cọ, gỗ, cao su, thịt bò, ca cao và đậu vào EU nếu quá trình sản xuất các mặt hàng này gây mất rừng.

Quy định số 1005/20081 (IUU) có hiệu lực từ ngày 01/10/2010, nhằm chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.

Quy định (EU) số 2019/1793 áp dụng các biện pháp tạm thời kiểm soát chính thức và biện pháp khẩn cấp đối với một số thực phẩm được nhập khẩu vào EU.

Quy định (EU) 2022/2292 ngày 06/9/2022 bổ sung Quy định (EU) 2017/625, quy định rằng các sản phẩm thực phẩm hỗn hợp có chứa thành phần có nguồn gốc từ động vật thì thành phần nguyên liệu từ động vật phải nằm trong danh sách các doanh nghiệp (quốc gia được phê duyệt) được phép xuất khẩu sản phẩm động vật vào EU.

Thị trường Trung Quốc

Tại thị trường Trung Quốc, các quy định về mức dư lượng tối đa (MRL) đối với thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm.

Trung Quốc không có chính sách MRL mặc định và duy trì một Danh sách MRL quốc gia, không áp dụng các tiêu chuẩn của các thị trường khác hay của CODEX. Tiêu chuẩn MRL của Trung Quốc được cập nhật hai năm một lần, với các thay đổi chủ yếu là bổ sung các MRL mới. Các đề xuất MRL được thông báo cho WTO suốt cả năm, nhưng thường mất từ một đến hai năm để các điều khoản dự thảo được thông qua.

Việc xây dựng và quy định các tiêu chuẩn MRL thuốc BVTV do Viện Kiểm soát Hóa chất Nông nghiệp Bộ Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc) chịu trách nhiệm. Cơ quan Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường (SAMR) cũng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách và quy định chính về an toàn thực phẩm, cùng xuất bản GB 2763 với MARA và Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC). Tổng cục Hải quan (GACC) chịu trách nhiệm giám sát và thực thi các quy định MRL tại Trung Quốc.

Doanh nghiệp Việt Nam cần nắm vững và tuân thủ để có thể xuất khẩu hàng hóa sang thị trường lớn một cách bền vững và hiệu quả. Ảnh: Tùng Đinh.

Một số tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quan trọng bao gồm:

GB 2763 - Tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm Quốc gia về Giới hạn Dư lượng Tối đa đối với Thuốc trừ sâu trong Thực phẩm.GB 23200.116 - Tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm Quốc gia về Xác định 90 Thuốc trừ sâu và các chất chuyển hóa hữu cơ tồn dư trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật, sử dụng phương pháp sắc ký khí.GB 23200.117 - Tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm Quốc gia về Xác định Dư lượng Oxine-Đồng trong Thực phẩm có Nguồn gốc Thực vật, sử dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu suất cao.

Trong tiêu chuẩn GB 2763 - Tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm Quốc gia về Giới hạn Dư lượng Tối đa đối với Thuốc trừ sâu trong Thực phẩm, có một số sửa đổi quan trọng so với phiên bản trước nhằm nâng cao tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Đầu tiên, lượng tiêu thụ hàng ngày được chấp nhận (ADI) của 21 loại thuốc trừ sâu sẽ được điều chỉnh. Chẳng hạn, ADI cho abamectin sẽ được sửa đổi từ 0,002 mg/kg thể trọng xuống còn 0,001 mg/kg thể trọng.

Tiếp theo, tiêu chuẩn này sẽ thêm giới hạn dư lượng tối đa cho 51 loại thuốc trừ sâu, ví dụ như 2,4-D-dimetylamin. Điều này giúp quản lý chặt chẽ hơn mức tồn dư của các loại thuốc trừ sâu trong thực phẩm.

Ngoài ra, 28 giới hạn tồn dư tối đa hiện có đối với thuốc trừ sâu trong thực phẩm sẽ được sửa đổi để phù hợp hơn với tình hình thực tế và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Tiêu chuẩn GB 2763 cũng sẽ giới thiệu 25 tiêu chuẩn thử nghiệm mới để xác định mức tồn dư của thuốc trừ sâu trong thực phẩm, tạo cơ sở khoa học và kỹ thuật để thực hiện các kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm hiệu quả hơn.

Đặc biệt, 11 loại thuốc trừ sâu mới sẽ được bổ sung vào Danh mục Thuốc trừ sâu được Miễn trừ Giới hạn Dư lượng Tối đa trong Thực phẩm. Những loại thuốc trừ sâu này sẽ được miễn các giới hạn dư lượng tối đa, một số ví dụ bao gồm Bacillus thuringiensis, Pseudomonas fluorescens và Bacillus subtilis.

Những cập nhật và sửa đổi này thể hiện nỗ lực của Trung Quốc trong việc tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo rằng thực phẩm đạt chuẩn chất lượng cao nhất.

Thị trường Hàn Quốc

Tại thị trường Hàn Quốc, các quy định về an toàn thực phẩm và mức dư lượng tối đa (MRL) đối với thuốc BVTV đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm nhập khẩu.

Về quy định chung, Hàn Quốc áp dụng các quy định trong Luật kiểm soát an toàn thực phẩm nhập khẩu ban hành ngày 28/3/2017 và Đạo luật đặc biệt về kiểm soát an toàn thực phẩm nhập khẩu ban hành ngày 08/10/2020. Những quy định này đặt nền móng cho việc kiểm soát chất lượng và an toàn của thực phẩm nhập khẩu, đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Hàn Quốc.

Thực phẩm nhập khẩu vào Hàn Quốc sẽ trải qua các bước kiểm tra nghiêm ngặt. Ảnh minh họa.

Đối với mức dư lượng tối đa (MRLs), Hàn Quốc áp dụng quy định trong Hệ thống quản lý danh mục thuốc BVTV Hàn Quốc (Positive List System: hệ thống PLS) từ ngày 1/1/2019. Theo hệ thống PLS, nếu một loại thuốc BVTV chưa được đăng ký thiết lập MRLs, Hàn Quốc sẽ áp dụng mức MRL mặc định chung là 0,01 mg/kg. Điều này đảm bảo rằng các loại thuốc BVTV chưa được đăng ký sẽ không có dư lượng đáng kể trong thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng khỏi các nguy cơ tiềm ẩn.

Ngoài ra, thực phẩm nhập khẩu vào Hàn Quốc sẽ trải qua các bước kiểm tra nghiêm ngặt theo Hệ thống PLS, bao gồm kiểm tra trên hồ sơ và kiểm tra thực địa lô hàng. Tần suất kiểm tra chuyên sâu sẽ phụ thuộc vào tình hình cụ thể của từng lô hàng, nhằm đảm bảo rằng thực phẩm nhập khẩu luôn đạt tiêu chuẩn an toàn.

Đối với phụ gia thực phẩm, Hàn Quốc áp dụng các tiêu chuẩn và quy định ban hành ngày 13/11/2020. Những tiêu chuẩn này quy định cụ thể về các loại phụ gia được phép sử dụng và mức độ an toàn của chúng, đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu không chứa các chất phụ gia gây hại cho sức khỏe.

Thị trường Nhật Bản

Tại thị trường Nhật Bản, có nhiều luật và quy định chi tiết liên quan đến an toàn thực phẩm, BVTV, và kiểm dịch nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm. Các doanh nghiệp xuất khẩu vào Nhật Bản cần nắm vững và tuân thủ những quy định này để đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị trường.

Luật bảo vệ thực vật đặt ra các quy định về việc bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh và các loại dịch hại.

Luật Kiểm dịch quy định các biện pháp kiểm dịch động thực vật để ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của các loài gây hại từ nước ngoài.

Luật quy định về hóa chất nông nghiệp kiểm soát việc sử dụng các hóa chất trong nông nghiệp, đảm bảo chúng được sử dụng an toàn và hiệu quả.

Luật bảo vệ các giống cây trồng và hạt giống nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các giống cây trồng mới và đảm bảo chất lượng của hạt giống.

Luật vệ sinh thực phẩm quy định các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn đối với thực phẩm, từ khâu sản xuất, chế biến đến phân phối.

Luật An toàn Sản phẩm Tiêu dùng đảm bảo rằng các sản phẩm tiêu dùng, bao gồm cả thực phẩm, an toàn cho người sử dụng.

Luật cơ sở về an toàn thực phẩm đặt ra các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản về an toàn thực phẩm, giúp điều phối các quy định khác nhau liên quan đến an toàn thực phẩm.

Luật ngư nghiệp quản lý các hoạt động ngư nghiệp nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thủy sản và đảm bảo an toàn thực phẩm từ biển.

Luật kiểm soát Bệnh truyền nhiễm Động vật trong nước đưa ra các biện pháp kiểm soát bệnh truyền nhiễm ở động vật để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ngành chăn nuôi.

Luật về lò mổLuật về Quản lý hoạt động giết mổ và luật Kiểm định gia cầm quy định các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn trong quá trình giết mổ và chế biến thịt.

Luật kiểm soát chất độc và chất có hại kiểm soát việc sử dụng và quản lý các chất độc hại để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.

Luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản đưa ra các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn đối với các sản phẩm nông nghiệp.

Ngoài ra, còn có các nghị định và quy định chi tiết khác bổ sung và hướng dẫn việc thực thi các luật trên.

Thị trường Úc và New Zealand

Tại thị trường Úc và New Zealand, các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm được quy định trong Bộ Luật Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc và New Zealand. Tất cả thực phẩm nhập khẩu vào Úc phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của bộ luật này, và nhà nhập khẩu có trách nhiệm đảm bảo thực phẩm nhập khẩu đạt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của Úc.

Bộ Luật Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc và New Zealand có quy định cụ thể về nhãn mác sản phẩm. Ảnh: Quỳnh Chi.

Bộ Luật Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc và New Zealand được chia thành bốn chương, mỗi chương bao gồm các quy định chi tiết về các khía cạnh khác nhau của an toàn thực phẩm:

Chương 1 - Giới thiệu và các tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm: Chương này bao gồm các yêu cầu về nhãn mác, các chất bổ sung và thực phẩm, dư lượng tối đa cho phép, thực phẩm biến đổi gen, hạn mức vi sinh học, và các yêu cầu về chế biến. Những quy định này đảm bảo rằng thực phẩm được ghi nhãn chính xác và không chứa các chất độc hại vượt mức cho phép.

Chương 2 - Tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm: Chương này quy định các yêu cầu thành phần đối với các loại thực phẩm cụ thể. Mỗi loại thực phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn về thành phần để đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.

Chương 3 - Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm: Chương này đưa ra các yêu cầu về an toàn thực phẩm đối với người chế biến thực phẩm. Điều này bao gồm các biện pháp kiểm soát vệ sinh, điều kiện làm việc và các quy định về sức khỏe và an toàn lao động trong quá trình chế biến thực phẩm.

Chương 4 - Tiêu chuẩn sản xuất cơ bản: Chương này bao gồm các tiêu chuẩn cho hàng nông sản, quy định các phương pháp sản xuất để đảm bảo rằng nông sản đạt chất lượng cao nhất và an toàn cho tiêu dùng.

Một số thông báo SPS đáng lưu ý

Thông báo số G/SPS/N/AUS/586 ngày 12/4/2024 của Úc: Nội dung thông báo này liên quan đến “Đánh giá rủi ro nhập khẩu đối với môi trường vi sinh đã khử nước và khử trùng trước” nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm vi sinh được khử nước và khử trùng trước khi nhập khẩu vào Úc đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, không gây rủi ro cho môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Thông báo số G/SPS/N/AUS/570/Add.1 ngày 07/03/2024 của Úc: Nội dung thông báo này cho biết Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Úc đã hoàn thành phân tích rủi ro nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp cận thị trường cho chanh dây tươi (Passiflora edulis) từ Việt Nam nhập khẩu vào Úc. 

Thông báo số G/SPS/N/AUS/583 ngày 19/03/2024 của Úc: Thông báo này đề xuất sửa đổi Bộ Tiêu chuẩn Thực phẩm của Úc và New Zealand để điều chỉnh các giới hạn dư lượng tối đa (MRL) đối với các hóa chất nông nghiệp và thú y khác nhau. Những hóa chất này bao gồm ametoctradin, cypermethrin, ethephon, fluxapyroxad, ipflufenoquin, mefentrifluconazole, metalaxyl và pyraclostrobin trong các mặt hàng có nguồn gốc thực vật, cũng như bupivacain và lignocain trong một số mặt hàng có nguồn gốc động vật. 

Thông báo số G/SPS/N/NZL/742/Add.1 ngày 31/01/2024 của New Zealand: New Zealand đã thông báo về việc sửa đổi Tiêu chuẩn Y tế nhập khẩu đối với quả chôm chôm, gừng tươi và rau quả tươi. Các sửa đổi này đã có hiệu lực chính thức từ ngày 29/01/2024, nhằm đảm bảo các sản phẩm nhập khẩu này đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và kiểm dịch của New Zealand.

Thông báo số G/SPS/N/KOR/798 ngày 13/03/2024 của Hàn Quốc: Hàn Quốc đề xuất sửa đổi “Đạo luật kiểm soát dịch bệnh sinh vật dưới nước”, nhằm tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh đối với các sinh vật sống dưới nước, đảm bảo an toàn sinh học và ngăn chặn sự lây lan của các bệnh dịch trong môi trường nước.

Thông báo số G/SPS/N/KOR/797 ngày 05/03/2024 của Hàn Quốc: Đề xuất sửa đổi “Tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật cho dụng cụ, hộp đựng và bao bì thực phẩm” nhằm đảm bảo các dụng cụ và bao bì đựng thực phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh, ngăn ngừa ô nhiễm thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Thông báo số G/SPS/N/JPN/1258 ngày 01/03/2024 của Nhật Bản: Nội dung thông báo này sửa đổi Danh sách quản lý các sinh vật sống theo Đạo luật về các loài ngoại lai xâm lấn. 

Các doanh nghiệp cần lưu ý, cập nhật biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật của châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand. Ảnh: Quỳnh Chi.

Thông báo số G/SPS/N/CHN/1298 ngày 12/02/2024 của Trung Quốc: Nội dung thông báo liên quan đến “Tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm Quốc gia của CHND Trung Hoa: Chất tăng cường dinh dưỡng thực phẩm vitamin K2 (phương pháp tổng hợp)”. Tiêu chuẩn này áp dụng cho thực phẩm tăng cường dinh dưỡng vitamin K2 được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học từ vitamin K3 và rượu heptaenorpene hoặc từ vitamin K3, farnicol và geraniol làm nguyên liệu.

Thông báo số G/SPS/N/CHN/1297 ngày 12/02/2024 của Trung Quốc: Đề cập đến “Tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm Quốc gia của CHND Trung Hoa: Quy tắc chung về Thực phẩm dành cho Mục đích Y tế Đặc biệt”. Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan của thực phẩm dùng cho mục đích y tế đặc biệt, áp dụng cho các thực phẩm dành cho người trên 1 tuổi.

Thông báo số G/SPS/N/CHN/1296 ngày 12/02/2024 của Trung Quốc: Nội dung thông báo này liên quan đến “Tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm Quốc gia của CHND Trung Hoa: Thực phẩm bổ sung đầy đủ”. Tiêu chuẩn này áp dụng cho thức ăn bổ sung dùng cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng và trẻ từ 37 tháng đến 72 tháng, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ em trong các giai đoạn phát triển khác nhau.

Thông báo số G/SPS/N/CHN/1295 ngày 09/02/2024 của Trung Quốc: Nội dung thông báo này đề cập đến “Tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm Quốc gia của CHND Trung Hoa: Nguyên tắc chung về Ghi nhãn Thực phẩm đóng gói sẵn”. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu ghi nhãn thực phẩm đối với thực phẩm đóng gói sẵn, đảm bảo thông tin trên nhãn mác rõ ràng và đầy đủ.

Thông báo số G/SPS/N/CHN/1301 ngày 28/6/2024 của Trung Quốc: Nội dung thông báo: bổ sung 47 loài dịch hại trong đó có loài bướm đêm Amyelois transella (Walker) và các loài gây hại khác vào danh sách đối tượng kiểm dịch thực vật.

Thông báo số G/SPS/N/CHN/1311 ngày 11/7/2024 của Ủy ban Y tế quốc gia - Trung Quốc: Nội dung thông báo quy định về kiểm soát ô nhiễm acrylamide trong thực phẩm. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cơ bản và hướng dẫn quản lý để phòng ngừa và kiểm soát việc tạo ra acrylamide trong các sản phẩm khoai tây, sản phẩm ngũ cốc rang và cà phê v.v… thông qua việc kiểm soát nguyên liệu thô, chế biến nhiệt như chiên và rang.

Quỳnh Chi - Nguyễn Thủy
Tin khác
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trong trong chuỗi giá trị Halal
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trong trong chuỗi giá trị Halal

Với ngành công nghiệp Halal, Thủ tướng đặt mục tiêu Việt Nam trở thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị Halal.

Gạo Việt Nam lấy lại thị phần ở Philippines
Gạo Việt Nam lấy lại thị phần ở Philippines

Nhập khẩu gạo của Philippines tăng rất mạnh trong năm nay và gạo Việt Nam lại đang chiếm phần lớn lượng gạo nhập khẩu vào thị trường này.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những địa phương đi đầu của Việt Nam
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những địa phương đi đầu của Việt Nam

Với lợi thế về sự phù hợp của nông sản, Ninh Thuận và Bến Tre là những địa phương đang có kết nối và kinh doanh hiệu quả với các thị trường Halal.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội hợp tác với nhiều nước châu Á
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội hợp tác với nhiều nước châu Á

Hàn Quốc, Ấn Độ là những quốc gia châu Á có kinh nghiệm phát triển, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng Halal và sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với Việt Nam.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Saudi Arabia sẽ cùng Việt Nam phát triển hệ sinh thái Halal mạnh mẽ
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Saudi Arabia sẽ cùng Việt Nam phát triển hệ sinh thái Halal mạnh mẽ

Lãnh đạo Trung tâm Halal Saudi, Cơ quan Thực phẩm và dược phẩm Saudi Arabia - SFDA khẳng định cam kết phát triển hệ sinh thái Halal với Việt Nam.

Quy định mới của EU về xác định chủ sở hữu vùng nguyên liệu dừa hữu cơ
Quy định mới của EU về xác định chủ sở hữu vùng nguyên liệu dừa hữu cơ

Bến Tre hiện có hơn 20.000ha dừa được sản xuất tiêu chuẩn hữu cơ, trong đó diện tích đã được chứng nhận khoảng 13.000ha.

Xuất khẩu hàng chục nghìn tấn cà phê decaf với giá cao
Xuất khẩu hàng chục nghìn tấn cà phê decaf với giá cao

Ngoài cà phê nhân thông thường, trong niên vụ vừa qua, cà phê nhân đã khử cafein (cà phê decaf) của Việt Nam cũng được xuất khẩu nhiều với giá cao.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: 25 triệu khách hàng châu Âu và hơn thế nữa
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: 25 triệu khách hàng châu Âu và hơn thế nữa

Ở châu Âu, các sản phẩm Halal không chỉ phục vụ người Hồi giáo mà người tiêu dùng của nhiều tôn giáo khác cũng ngày càng ưa chuộng vì chất lượng và tính phù hợp.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Thêm vài giọt rượu vào nước xốt, tưởng cho ngon nhưng là điều cấm
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Thêm vài giọt rượu vào nước xốt, tưởng cho ngon nhưng là điều cấm

Theo Chủ tịch Hội đồng Halal Thế giới, rào cản lớn nhất hiện nay đối với việc mở rộng thị trường này của Việt Nam là sự thiếu hiểu biết về yêu cầu của Halal.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Gần 1.000 doanh nghiệp đã có 'giấy thông hành'
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Gần 1.000 doanh nghiệp đã có 'giấy thông hành'

Theo NAFIQPM, Việt Nam hiện có gần 1.000 doanh nghiệp được chứng nhận Halal với các đơn vị dẫn dắt như TH True Milk, Trung Nguyên..., nhiều tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với chứng nhận Halal như VietGAP, GobalGAP, chứng nhận hữu cơ, HACCP, ISO.

Cà phê Việt Nam 'đạt chuẩn' EUDR, thị trường vẫn hot dù bị EU tạm hoãn
Cà phê Việt Nam 'đạt chuẩn' EUDR, thị trường vẫn hot dù bị EU tạm hoãn

Cho dù EU có tạm hoãn việc thực hiện Quy định chống phá rừng (EUDR), ngành cà phê Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục chủ động thực hiện quy định này để chủ động nâng chất các lô hàng xuất khẩu.

Dù bị kiện, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam
Dù bị kiện, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam

Hơn 20 năm qua, Mỹ vẫn luôn là thị trường lớn nhất của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, bất chấp các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp.