| Hotline: 0983.970.780

Trồng vừng liên kết, hướng đi bền vững trong tương lai

Thứ Sáu 09/10/2020 , 16:43 (GMT+7)

Trong bối cảnh dịch Covid - 19 tác động toàn cầu, việc tổ chức thành công hội thảo “Sản xuất vừng bền vững Việt Nam – Hàn Quốc” cho thấy sự nỗ lực lớn.

Cây trồng lợi thế

Ngày 9/10, thực hiện thỏa thuận hợp tác với Viện Kinh tế Nông thôn Hàn Quốc (KREI), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Sở NN-PTNT Nghệ An tổ chức hội thảo “Sản xuất vừng bền vững Việt Nam – Hàn Quốc”.

Hội thảo nhằm mục tiêu chia sẻ, thảo luận các kết quả nghiên cứu về sản xuất, chế biến, thương mại do các chuyên gia Hàn QuốcViệt Nam cùng thực hiện, đồng thời kiến nghị để xây dựng dự án hỗ trợ sản xuất vừng bền vững tại địa bàn Nghệ An.

Ông Lê Quốc Thanh nhấn mạnh, thời gian tới Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ trao đổi, phối hợp chặt chẽ với chuyên gia Hàn Quốc, các nhóm nghiên cứu nhằm xây dựng bộ khung hoàn thiện. Đây không chỉ là dự án ODA bình thường mà thể hiện được tầm nhìn cho chuỗi ngành hàng, qua đó khẳng định được giá trị hợp tác giữa Việt Nam – Hàn Quốc.

Thông tin thực trạng sản xuất cây vừng tại Việt Nam, Cục Trồng trọt nhận định vừng là giống cây công nghiệp, cây thực phẩm ngắn ngày cho giá trị dinh dưỡng cao.

Hạt vừng có hàm lượng dầu và protein cao nên được sử dụng nhiều để chế biến làm thức ăn. Đặc biệt, vừng có nhiều lợi thế so với cây trồng khác nhờ đặc tính dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 70 – 80 ngày), phát triển tốt ở điều kiện nắng nóng khô hạn, đồng thời gieo trồng hiệu quả trên các vùng đất bạc màu, thiếu nước, ít đòi hỏi thâm canh.

Từ những yếu tố trên, ngành nông nghiệp xác định vừng là một trong những cây trồng quan trọng trong kế hoạch chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiện nay ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu trầm trọng khiến tình trạng hạn hán ngày càng khốc liệt.

Qua khảo sát tại Việt Nam, nhờ khả năng thích nghi rộng, dễ trồng, kinh phí đầu tư thấp, phù hợp với khả năng kinh tế của nhà nông nên vừng được trồng trên hầu hết các vùng sinh thái. Dù vậy, từ năm 2015 trở lại đây diện tích vừng cả nước có chiều hướng giảm mạnh, từ 54,84 nghìn ha xuống còn 31,18 nghìn ha (2019), năng suất bình quân khá thấp, tầm 0,8 tấn/ha.

Quá trình hợp tác được kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi bền vững cho cây vừng trong tương lai không xa. Ảnh: Việt Khánh.

Quá trình hợp tác được kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi bền vững cho cây vừng trong tương lai không xa. Ảnh: Việt Khánh.

Nguyên nhân giảm là do người dân vẫn xem vừng là cây trồng phụ nên chưa thực sự quan tâm. Hạn chế từ công tác nghiên cứu, chọn tạo giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác cũng góp phần không nhỏ. Ngoài ra phải tính đến tác động của yếu tố thời tiết, hạn hán kéo dài, mưa lụt thất thường thực sự gây khó khăn nhất định cho người nông dân.

Đáp ứng nhu cầu 

So với các nước phát triển thì Việt Nam có mức tiêu thụ dầu thực vật rất thấp, chỉ trên 7 kg/người/năm, trong khi khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) là 13,5 kg/người/năm.

Ngoài cây vừng thì đậu nành và đậu phộng là 2 loại cây trồng chính để khai thác dầu thực vật. Dù vậy, tại Việt Nam 2 cây này đang thiếu nguyên liệu trầm trọng. Để bù đắp, mỗi năm nước ta phải tiến hành nhập khẩu từ 1,6 – 2 triệu tấn bột đậu nành (gấp 6 lần sản lượng đậu nành có trong nước) để chế biến dầu thực vật và thức ăn gia súc.

Ngược lại, dầu vừng được dùng thay thế dầu thực vật khá phổ biến. Dầu vừng chứa nhiều vitamin, canxi, các chất sesamolin, antioxidants, sesamin giúp ngăn cản quá trình oxy hóa, do đó vừa làm thực phẩm, vừa có chức năng làm thuốc chữa bệnh, hoặc sản xuất mỹ phẩm.

Đoàn công tác có chuyến tham quan, đánh giá thực tế về SX, chế biến vừng tại Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Đoàn công tác có chuyến tham quan, đánh giá thực tế về SX, chế biến vừng tại Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Đánh giá tổng quan, các chuyên gia khẳng định: Tại Việt Nam thị trường phát triển cây vừng rất lớn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Hoàng Nghĩa Hiếu nhấn mạnh, Nghệ An có lợi thế về đất đai và khí hậu để phát triển cây vừng. Trên thực tế thời kỳ cao điểm toàn tỉnh có trên 4.000 ha, hiện nay dao động trung bình từ 3.000 – 4.000 ha/năm, năng suất bình quân từ 5 – 7 tạ/ha, sản lượng đạt 1.500 – 2.000 tấn/năm. Dù vậy nông dân chủ yếu tiêu thụ qua thương lái, công tác chế biến dầu vừng và các sản phẩm từ vừng còn hạn chế.

“Chúng tôi xem việc tổ chức hội thảo và khảo sát xây dựng Dự án chuỗi sản xuất là cơ hội để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, qua đó góp phần đẩy mạnh sự liên kết hợp tác giữa Việt Nam – Hàn Quốc. Đây đồng thời là cơ hội để sản phẩm vừng của Nghệ An có bước chuyển đổi căn bản, từng bước thực hiện tốt hơn chuỗi liêt kết”, ông Hiếu cho biết thêm.

Bàn đến nội dung này, ông Nguyễn Văn Đệ, Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An trình bày quan điểm: “Vừng là cây trồng chịu hạn tốt nhưng lại kén nước, do đó khi canh tác phải tính đến phương án chống ngập úng, tùy vào diễn biến địa phương có thể điều chỉnh lịch thời vụ cho phù hợp. Điều tiên quyết là giá trị kinh tế mang lại, sản phẩm sẽ được tiêu thụ ra sao, muốn giải quyết thấu đáo phải nêu bật được vai trò của doanh nghiệp”.

Tại Nghệ An, quá trình chế biến và tiêu thụ vừng còn nhiều hạn chế. Ảnh: Việt Khánh.

Tại Nghệ An, quá trình chế biến và tiêu thụ vừng còn nhiều hạn chế. Ảnh: Việt Khánh.

Trước những nội dung mang tính căn cơ, Công ty TNHH Xây dựng Thành Phát, đơn vị có bề dày về xây dựng công trình giao thông và lĩnh vực nông nghiệp đã trình bày giải pháp, kế hoạch “Đầu tư canh tác, chế biến và kinh doanh sản phẩm vừng tại Nghệ An”. Đây là hợp phần nằm trong khuôn khổ dự án “Đầu tư cơ sở trồng trọt ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tại vùng bãi ven sông Lam”.

Theo đó, để khai thác tối đa lợi thế của vùng đất bãi màu mỡ nhất thiết phải đầu tư xây dựng vùng trọng tâm sản xuất trồng trọng ứng dụng công nghệ cao, phải lựa chọn, đưa vào canh tác các giống vừng mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu.

Công ty Thành Phát tự tin đủ khả năng để triển khai các hạng mục trên nguồn vốn tự có, kết hợp thêm nguồn vốn vay. Tương lai không xa, dự án khu phức hợp ứng dụng công nghệ cao sẽ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần giải quyết nhu cầu việc làm cho số đông lao động địa phương.

Dự án cơ sở trồng trọt ứng dụng công nghệ cao triển khai trên địa bàn 3 xã Hưng Lam, Hưng Nhân và Hưng Khánh của huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) với quy mô hơn 147 ha. Đây là vùng lõi phục vụ tham quan, học tập, chuyển giao công nghệ. Trên cơ sở công suất chế biến sẽ tiến tới liên kết với các HTX tại các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc và Diễn Châu nhằm mở rộng liên kết sản xuất vùng nguyên liệu vừng.

Từ những ý kiến trao đổi, đóng góp tại hội thảo, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kết luận, cây vừng hội tụ các yếu tố về sản phẩm mang tính đặc thù, có thế mạnh cạnh tranh, lại thích ứng được với điều kiện biến đổi khí hậu và đủ sức tạo ra thị trường ổn định bền vững trong tương lai...

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm