Bảo vệ và phát triển bền vững rừng ngập nước để đảm bảo cân bằng hệ sinh thái, phòng chống thiên tai, hạn chế tình trạng xâm nhập mặn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Bảo vệ và phát triển bền vững rừng ngập nước, lá phổi xanh của ĐBSCL
ĐBSCL có hệ sinh thái rừng rất phong phú, gồm rừng ngập nước thường niên, mà tiêu biểu là rừng tràm, rừng đồi núi và rừng ngập mặn ven biển. Rừng không chỉ là lá phổi xanh của ĐBSCL mà còn có vai trò quan trọng về đa dạng sinh học, phòng hộ đầu nguồn, ven biển.
Ngoài những diện tíchrừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt thì việc phát triển sinh kế dưới tán rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng, phát triển mô hình vườn - rừng, du lịch sinh thái từ môi trường rừng, giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng ngập nước.
Song song với việc bảo vệ, nâng cao chất lượng của rừng, các địa phương còn triển khai kế hoạch trồng cây phân tán, nâng cao độ che phủ của cây xanh trên địa bàn khu dân cư, trồng cây xanh làm kè sinh thái, bảo vệ môi trường, phòng chống sạt lở... rừng ngập nước.