Bệnh vàng lá thối rễ đang bùng phát và gây hại nặng nhiều vùng cây có múi ở nước ta đặc biệt là trên cây cam. Trong video này Chuyên gia Viện Bảo vệ Thực vật hướng dẫn nhận biết và phòng trừ bệnh hại nguy hiểm.
KỸ THUẬT NHẬN BIẾT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH VÀNG LÁ GREENING TRÊN CÂY CÓ MÚI
Bệnh vàng lá thối dễ Greening hay còn gọi là Bệnh vàng lá gân xanh do vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus thuộc nhóm procaryote gây ra, vi khuẩn sống trong mô libe của cây, bệnh thường xuất hiện ở tất cả các tháng trong năm, lan truyền do rầy chổng cánh và vật liệu nhân giống.
Bệnh được ghi nhận ở Trung Quốc vào 1943, bệnh trở nên phổ biến ở nhiều vùng sản xuất cây ăn quả có múi ở các nước Châu Á và Châu Phi từ 1960 (Su, 2003), trong đó có Việt Nam. Hiện nay, sản xuất cây có múi ở hầu hết mọi nơi trên thế giới bị đe dọa đặc biệt nghiêm trọng bởi bệnh vàng lá Greening, bệnh có thể làm giảm sản lượng tới 60%. Ở Việt Nam, bệnh greening đã gây thiệt hại lớn, có những vùng cam bị xóa sổ như cam Bố Hạ, Bắc Giang.
Phỏng vấn chuyên gia: Sự nguy hiểm của bệnh vàng lá thối rễ Greeening
Bệnh lan truyền qua hai con đường:
- Vi khuẩn gây bệnh nằm trong mô libe của cây mẹ đã mang mầm bệnh nên khi nhân giống bằng các phương pháp chiết, ghép vô tính, gốc ghép, mắt ghép thì cây con sẽ bị bệnh. Mầm bệnh nằm trong mắt ghép hay cành chiết sẽ thể hiện triệu chứng sau 8-15 tháng sau khi trồng.
- Môi giới truyền bệnh là rầy chổng cánh: Chúng chích hút trên cây bị bệnh, vi khuẩn sẽ được giữ lại trong tuyến nước bọt, khi rầy chích hút cây khỏe sẽ truyền vi khuẩn vào cây.
Sau đây, chuyên gia… sẽ hướng dẫn bà con Kỹ thuật nhận biết và biện pháp phòng tránh bệnh Vàng lá Greening trên cây có múi.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ bệnh vàng lá thối rễ
Bệnh Vàng lá greening cho đến nay vẫn chưa có cách trị bệnh, do vậy, việc phòng bệnh là yếu tố tiên quyết quyết định đến hiệu quả của vườn cây có múi.
Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng bệnh vàng lá thối rễ, bà con cần thực hiện 1 số biện pháp như sau: