Nhằm mục tiêu phát triển vùng cây ăn quả có mũi bền vững, tỉnh Hòa Bình đã có đền án tái canh qua các giai đoạn nhằm đồng bộ từ khâu tổ chức sản xuất đến thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
Bước chuyển mình của cây ăn quả có múi Hòa Bình
Hòa Bình là địa phương có diện tích cây ăn quả có múi lớn, chiếm trên 5% diện tích của cả nước. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, việc phát triển cây ăn quả có múi của người dân chủ yếu tập trung mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, dẫn tới tình trạng đất bị thoái hóa, tích lũy nhiều mầm bệnh; phá vỡ quy hoạch..., ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phát triển bền vững cây ăn quả của tỉnh.
Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Đề án Tái canh cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030, nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế và phát triển cây ăn quả có múi ổn định, bền vững, theo chuỗi giá trị.
Nội dung:
Những năm gần đây, diện tích cây ăn quả có múi của tỉnh Hoà Bình có sự chuyển biến rõ rệt, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô lớn; tạo thu nhập cao, ổn định cho người dân như vùng cam Cao Phong, bưởi Tân Lạc; một số vùng có lợi thế tiếp tục được mở rộng như Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy...
Năm 2022, diện tích cây ăn quả có múi toàn tỉnh Hòa Bình là hơn 9.600 ha, trong đó diện tích kinh doanh hơn 7.400 ha; sản lượng ước đạt trên 166.000 tấn. Giá trị trồng cây có múi ước đạt từ 300-350 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất cả nước, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giúp nông dân làm giàu.
Tuy nhiên, việc phát triển nhanh diện tích cây ăn quả có múi trong thời gian qua đã dẫn đến tình trạng người dân mua giống trôi nổi, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ về trồng, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng và tuổi thọ vườn cây.
Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng người dân trồng xen các loại giống khác nhau trong cùng một vườn; một vùng sản xuất có quá nhiều chủng loại giống đã gây khó khăn cho việc chăm sóc, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Một số diện tích CAQCM đã hết chu kỳ kinh doanh, nông dân gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc cải tạo, xử lý đất phục vụ trồng tái canh cho chu kỳ tiếp theo.
Ngoài ra, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tươi, chưa chú trọng khâu sơ chế, bảo quản sau thu hoạch, ảnh hưởng đến việc kéo dài thời gian thu hoạch, giảm giá trị sản phẩm.
Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Đề án Tái canh cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030, với mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng chuỗi giá trị trong sản xuất cây ăn quả có múi tập trung, đồng bộ từ khâu tổ chức sản xuất đến thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
Ông NGUYỄN HUY NHUẬN Giám đốc Sở NN-PTNT Hòa Bình
Để thực hiện những mục tiêu đã đặt ra, các địa phương đang tập trung triển khai đồng bộ 9 nhóm giải pháp, trong đó đẩy mạnh việc củng cố, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, HTX sản xuất cây ăn quả có múi; sử dụng nguồn giống sạch bệnh, quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất, nước, cải thiện độ phì nhiêu, kết cấu đất trồng và tạo quỹ đất “sạch” bệnh phục vụ tái canh cây ăn quả có múi; đẩy mạnh đầu tư vào chế biến nông sản, đa dạng hóa sản phẩm; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm...
Trong giải pháp về giống, đến nay tỉnh đã công nhận được 227 cây đầu dòng của 9 giống cây có múi. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình, số lượng cây đầu dòng này có khả năng cung cấp trên 350.000 mắt ghép/năm làm vật liệu nhân giống. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã tiếp nhận và đưa vào sử dụng hệ thống nhân giống 3 cấp theo tiêu chuẩn quốc gia tại Trung tâm Giống cây trồng Vật nuôi và Thủy sản của tỉnh gồm vườn cây S0, S1 và hệ thống nhà lưới trồng cây S2.
Ông ĐỖ THẾ HIỂU Phó Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và Thủy sản Hòa Bình
Bên cạnh cây giống, Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình cũng phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật, các cơ quan liên quan xây dựng giải pháp kỹ thuật cải tạo đất, tạo quỹ đất sạch sâu bệnh phục vụ tái canh cây có múi. Bên cạnh đó, phối hợp cùng UBND huyện Cao Phong quy hoạch lại vùng trồng, xây dựng mô hình mẫu trồng tái canh cây cam với diện tích khoảng 14 ha tại thị trấn Cao Phong, làm cơ sở để người dân trên địa bàn tham quan, học tập kinh nghiệm.
Hiện nay, nhiều chủ vườn tại huyện Cao Phong đã chủ động tổ chức lại sản xuất trên những diện tích cam già cỗi, hết chu kỳ khai thác bằng các loại cây ngắn ngày như đậu đỗ, ngô sinh khối, chuối… trong thời gian từ 2-3 năm. Việc làm này vừa giúp người dân "lấy ngắn nuôi dài", phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất vừa tạo độ phì nhiêu, cải thiện hệ vi sinh vật có lợi trong đất. Đặc biệt, có tác dụng rất lớn trong việc cắt đứt chuỗi mầm bệnh trên cây cam, tạo thuận lợi cho công tác trồng mới sau này.
Bà PHẠM THỊ HIỀN Thị trấn Cao Phong, tỉnh Hoà Bình
Ông BÙI VĂN DÁN Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cao Phong
Hiện nay, cam Cao Phong nói riêng, cây ăn quả có múi nói chung của Hòa Bình đang phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Điều này đòi hỏi các HTX phải tìm được hướng đi có tính chất đột phá, giúp củng cố và nâng tầm thương hiệu cho sản phẩm.
HTX 3T Nông sản Cao Phong (có tên thương mại là 3T Farm) được biết đến là 1 trong những HTX tiên phong, đi đầu trong việc chuyển hướng sản xuất cây cam trên địa bàn huyện Cao Phong theo hướng hữu cơ.
Hiện, HTX này có diện tích hơn 20 ha cam, sản lượng thu hoạch hàng năm hơn 300 tấn. Để bảo vệ thương hiệu, nâng sức cạnh tranh và phát triển bền vững cho quả cam Cao Phong, không còn con đường nào khác ngoài việc phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ, nhằm giảm thiểu việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV hoá học, bảo vệ sức khỏe người trồng, khôi phục lại dinh dưỡng trong đất...
Chị VŨ THỊ LỆ THUỶ Giám đốc HTX Cam 3T nông sản Cao Phong
Không chỉ cam, các diện tích bưởi đỏ cũng được người dân đầu tư chăm sóc, thay đổi phương thức canh tác để nâng cao chất lượng, hướng tới xuất khẩu.
Để tạo ra được sản phẩm chất lượng và vươn ra mạnh mẽ trên thị trường trong và ngoài nước, yếu tố cốt lõi là các thành viên trong HTX phải sử dụng cây giống chất lượng; tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ. Bên cạnh đó, phát triển chuỗi liên kết bền chặt với các doanh nghiệp.
Ông PHẠM KHẮC THƯỜNG Giám đốc HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc
Nhằm lấy lại vị thế, thương hiệu cho cây ăn qủa có múi của tỉnh, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nói chung, phát triển bền vững cây ăn quả có múi nói riêng. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại được tổ chức hàng năm như: Lễ hội cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình; Lễ hội cam Cao Phong; Tuần lễ nông sản Hòa Bình tại Hà Nội; ngày hội sản phẩm OCOP; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia các hội chợ, triển lãm…
Ông NGUYỄN HUY NHUẬN Giám đốc Sở NN-PTNT Hòa Bình
Ngày 24/11/2022, sau nhiều nỗ lực, chuyến bưởi đỏ Tân Lạc đầu tiên của HTX Sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc (xóm 3, xã Tử Nê) phối hợp cùng Công ty Cổ phần Nông nghiệp hữu cơ Fusa (Hải Dương) đã xuất khẩu thành công sang thị trường Vương quốc Anh. Đây là minh chứng rõ nét nhất cho việc cây bưởi nói riêng, cây ăn quả có múi của Hòa Bình nói chung thực sự đã chuyển mình. Từng bước lấy lại vị thế vốn có.
Kết thúc:
Với mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng chuỗi giá trị trong sản xuất cây ăn quả có múi tập trung, đồng bộ từ khâu tổ chức sản xuất đến thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Hòa Bình đang nỗ lực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tạo nguồn giống sạch bệnh; quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất, nước; đẩy mạnh chế biến, xúc tiến thương mại...
Tin tưởng rằng, với những bước đi bài bản, Hòa Bình sẽ đưa cây ăn quả có múi của tỉnh trở lại đúng vị thế vốn có của mình.