Cam, bưởi là những cây ăn quả có múi mang lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất, và đang dần khẳng đinh vị thế trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Trị.
TRIỂN VỌNG MÔ HÌNH TRỒNG CAM BƯỞI TRỒNG MỚI
Cam, bưởi là những cây ăn quả có múi mang lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất, và đang dần khẳng đinh vị thế trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Trị.
Năm 2019, được sự hỗ trợ của Trung tâm khuyến nông tỉnh, ông Lê Văn Thanh thôn Quật Xá xã Cam Nghĩa huyện Cam Lộ đã triển khai mô hình trồng cam bưởi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, với diện tích 1ha (0,5 ha cam và 0,5 ha bưởi). Triển khai mô hình trung tâm hỗ trợ cho gia đình ông Thanh 70% giống và 50% vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học. Qua hơn ba năm triển khai áp dụng quy trình trồng cam bưởi theo hướng đảm bảo an toàn VSTP, Cây cam sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống sau trồng đạt trên 96 %, cây cam ít bị sâu bệnh hại, giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hạn chế ô nhiễm môi trường.
Ông Lê Văn Thanh - thôn Quật Xá, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ.
Trước đây đất này trồng cao su nhưng qua khai thác cao su thì cây cao su bị bệnh. Được dụ án của khuyến nông tỉnh, huyện đầu tư trồng cây cam và bưởi. Hiện nay cây cam trồng năm thức 3 có một vài cây để bói, gia đình có để một vài quả để thử chất lượng cam như thế nào thì cam rất đảm bảo cam ngọt, hu vọng tương lai sau này gia đình có thu nhập cao hơn.
Trong quá trình thực hiện mô hình Trung tâm đã hướng dẫn cho bà con về kỹ thuật trồng mới, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh trên cây cam. Ngoài ra với phương pháp bắt tay chỉ việc, cán bộ chỉ đạo kỹ thuật đã hướng dẫn hộ dân thực hiện từng khâu trong quá trình triển khai mô hình.
Ông Dương Hồng Phong – Trưởng trạm Khuyến nông huyện Cam Lộ
Thời gian tới Trạm tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo để cho bà con nông dân thực hiện các biên pháp chăm sóc trong quá trình chăm sóc như phòng trừu sâu bệnh, bón phân đảm bảo đúng quy trình kỷ thuật đưa ra,Tiếp tục tuyên truyền, phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể để vận động bà con tổ chức cho bà con các chuyến tham quan và tổ chức hội nghị để tuyên truyền cho bà con áp dụng nhân rộng mô hình trong thời gian tới.
Mô hình triển khai đã nâng cao nhận thức cho người dân trong việc trồng thâm canh cây cam, bưởi, giúp cho người dân nắm được các quy trình trồng, chăm sóc. Tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, góp phần mở rộng diện tích sản xuất cây ăn quả. Mô hình là nơi để bà con nông dân trong vùng đến tham quan, học tập và nhân rộng.