Trung tâm Ươm tạo Nông nghiệp Công nghệ cao ở Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM có những giải pháp phòng trị hiệu quả cho cây lan ngọc điểm gặp một số bệnh như thối nhũn, thán thư, thối đen...
Cách phòng trị một số bệnh phổ biến trên cây lan ngọc điểm
Lan ngọc điểm là một loài lan được trồng khá phổ biến ở nước ta vì có hoa to, đẹp, màu sắc rực rỡ. Lan ngọc điểm không khó trồng và chăm sóc. Nhưng loài lan này cũng có nhiều bệnh hại, nhất là vào mùa mưa, với một trong những bệnh phổ biến nhất là bệnh thối nhũn.
Kỹ sư Tô Thị Thùy Trinh, Trung tâm Ươm tạo Nông nghiệp Công nghệ cao (Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM): Cây lan bị bệnh thối nhũn, thường nó sẽ xuất hiện ở trên lá hoặc là trên đọt non trước. Khi bệnh xuất hiện thì cái lá giống như bị bỏng nước, bị đột nước bên trong và cái mùi của nó là xuất hiện mùi hôi, do vi khuẩn gây hại.
Đối với bệnh này biện pháp phòng trừ chủ yếu là làm sao cho vườn của mình thông thoáng gió. Khi cây bị bệnh nhẹ thì mình sử dụng các dụng cụ kéo, dao có thể cắt vết bệnh đi và bôi thuốc trừ vi khuẩn lên ngay chỗ vết bệnh để vết lá khô đi thì nó hạn chế bệnh và hạn chế tưới nước. Hoặc có thể sử dụng các biện pháp hóa học như phun các loại thuốc trừ vi khuẩn, ví dụ như là phun kasumin hoặc là visen mình phun 5 - 7 ngày một lần cho cây.
Bên cạnh thối nhũn, thán thư cũng là một trong những bệnh hại phổ biến trên cây lan ngọc điểm.
Kỹ sư Tô Thị Thùy Trinh, Trung tâm Ươm tạo Nông nghiệp Công nghệ cao (Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM): Thứ hai là bệnh thán thư. Bệnh này hình thành ở trên cái bề mặt lá. Khi quan sát thấy thì đầu tiên nó chỉ có những cái đốm đen nhỏ đốm đen nhỏ, sau đó thì nó sẽ lan dần ra, nó sẽ tạo thành một cái cái kiểu như cái vòng đồng tâm và ở giữa nó lộn lại.
Đối với cái bệnh thán thư này thì chúng ta sẽ có thể là phun phòng trừ bệnh, các cái loại thuốc trừ nấm để mà phòng trừ giá cây thì có thể phun các loại thuốc như là sử dụng Manco xanh, sử dụng cái những cái loại thuốc này sử dụng các cái thuốc như là Manco xanh nè rồi có thể sử dụng ridomin để mà phun phòng cho cái cây của mình.
Thối đen cũng là một trong những bệnh nguy hiểm với cây lan ngọc điểm vì có thể làm chết cây khi bệnh nặng.
Cây này thì đang bị bệnh thối đen. Bệnh này đầu tiên nó sẽ xuất hiện vết nhỏ trên lá thôi. Sau đó những cái vết đen này nó sẽ phát triển rộng ra cái bẹ lá. Khi cái lá này nó bị bệnh nặng, thì nó sẽ làm cho cái lá này rụng đi rồi cái cây lan của mình nó không có đẹp nữa. Khi nó bị bệnh thì cái lá nó cứ rụng, nó rớt dần thì cho nên bị bệnh nặng thì cái cây nó sẽ nó sẽ chết luôn.
Kỹ sư Tô Thị Thùy Trinh, Trung tâm Ươm tạo Nông nghiệp Công nghệ cao (Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM): Khi mà phát hiện thì thứ nhất là chúng ta cũng tiến hành cắt bỏ cái phần bị bệnh. Những cái cây nào bị bệnh, chúng ta sẽ gom ra khỏi vườn luôn để tiêu hủy cái nguồn bệnh.
Và thứ hai nữa là khi mà cái cây này bị bệnh thì chúng ta phải cái vườn mà để hai lớp lấy sáng thì chúng ta phải tăng cường ánh ánh sáng cho nó, tạo cái vườn thông thoáng thì nó sẽ góp phần là nó sẽ hạn chế được cái phần bệnh cây này. Còn khi mà phát hiện cây bệnh mà đối với cây bệnh nhiều thì có thể là sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, ví dụ như có thể là phun Aliette nè rồi phun cái antracol mình phun cái thuốc bảo vệ thực vật để cho nó tiêu diệt cái cái nấm bệnh.
Ngoài các bệnh nói trên, cây lan ngọc điểm còn bị gây hại bởi nấm hạt cải, bọ trĩ, ốc sên, kiến … Để bảo vệ vườn lan ngọc điểm trước các loại sâu bệnh, động vật gây hại, nhà nông cần thường xuyên thăm vườn, ưu tiên thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Khi xuất hiện đối tượng gây hại, cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.