| Hotline: 0983.970.780

Nơi dẫn dắt các Khu nông nghiệp công nghệ cao trên cả nước

Thứ Ba 06/08/2024 , 16:44 (GMT+7)

TP.HCM Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM hướng đến trở thành trung tâm đầu tư, phát triển khoa học công nghệ, là hạt nhân trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Thành ủy viên, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM trao tặng cờ truyền thống của UBND TP.HCM cho Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Thành ủy viên, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM trao tặng cờ truyền thống của UBND TP.HCM cho Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ngày 6/8, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (6/8/2004-6/8/2024). 

Ông Phạm Đình Dũng, Trưởng ban Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM cho biết, được thành lập trên diện tích hơn 88 ha tại huyện Củ Chi, từ 10 cán bộ ban đầu, sau 20 năm, đến nay đơn vị đã có hơn 300 cán bộ.

Với vai trò nhiệm vụ được giao, cùng với sự nỗ lực của công chức viên chức, người lao động, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao đã đóng góp vào sự phát triển chung của ngành nông nghiệp TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung thông qua các hoạt động như nghiên cứu khoa học, sưu tầm bảo tồn, khảo nghiệm, lai tạo giống, xây dựng các mô hình chuyển giao nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất cây giống, con giống và cung cấp cho TP.HCM và cả nước. Tiến tới đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong nông nghiệp và ươm tạo doanh nghiệp.

Phát biểu chỉ đạo tại lễ kỷ niệm, bà Văn Thị Bạch Tuyết, Thành ủy viên, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM đánh giá, trải qua 20 năm hình thành và phát triển, đến nay, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao đã có những đóng góp lớn trong việc nghiên cứu, áp dụng các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến nhằm tạo bước đột phá về chất lượng, năng suất nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và phát triển nông nghiệp bền vững.

Bà Văn Thị Bạch Tuyết cho biết, TP.HCM định hướng phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững. Trong đó, định hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, tăng cường ứng dụng khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là các công nghệ mới, tiên tiến, công nghệ sinh học vào chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản chất lượng cao.

Thời gian qua, đã có nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ, nhiều giống cây, giống con được Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM chuyển giao cho nhiều HTX, nông dân, doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM và cả nước. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Thời gian qua, đã có nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ, nhiều giống cây, giống con được Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM chuyển giao cho nhiều HTX, nông dân, doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM và cả nước. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp có những cơ hội, đan xen thách thức, đòi hỏi cần tiếp tục thay đổi phương thức sản xuất theo hướng phải làm chủ và áp dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ trong sản xuất để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, năng suất cao, góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng ngành nông nghiệp thành phố theo hướng phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp sản xuất tại thành phố và mở rộng đầu tư sang các địa phương khác, qua đó làm tăng nguồn thu cho thành phố.

Bà Văn Thị Bạch Tuyết kỳ vọng, tập thể Ban quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM tiếp tục đoàn kết, quan tâm đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo trong sản xuất, tích cực chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu; 

Hỗ trợ cho việc hình thành và hoạt động có hiệu quả doanh nghiệp trong ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực cây trồng, chăn nuôi và thủy sản. Mở rộng hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến, nhất là công nghệ chế biến, bảo quản, công nghệ giống, công nghệ môi trường, tái sử dụng phụ phẩm, tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu...

Kiến tạo môi trường làm việc khoa học, tôn trọng tự do học thuật; đề xuất các cơ chế tài chính đột phá; đánh giá khách quan, công bằng để ghi nhận, tôn vinh, tạo cơ hội phát triển cho những cán bộ có năng lực và có nhiều đóng góp. Phát triển các ý tưởng khoa học mới; phát triển hoạt động hợp tác về nghiên cứu khoa học, với các tổ chức nghiên cứu, đào tạo của nước ngoài, tăng cường quan hệ hợp tác trong nghiên cứu khoa học với các bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương...

 Mô hình trồng nấm tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

 Mô hình trồng nấm tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Qua đó, hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, xây dựng, phát triển Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM trở thành trung tâm đầu tư, phát triển khoa học công nghệ, từng bước trở thành hạt nhân của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng ngành nông nghiệp thành phố theo hướng phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp sản xuất tại Thành phố và mở rộng đầu tư sang các địa phương khác.

Đồng thời, là nơi nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao một cách toàn diện nhằm dẫn dắt, định hướng cho nông nghiệp của thành phố và khu vực theo hướng hiện đại, phục vụ sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả bền vững và sức cạnh tranh cao, tạo động lực lan tỏa công nghệ, tư duy làm nông nghiệp theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững hơn, góp phần phát huy năng lực nội sinh về khoa học, công nghệ và dịch vụ khoa học công nghệ của thành phố và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Là nơi thu hút đầu tư vào các lĩnh vực nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và tạo ra các sản phẩm công nghệ cao phục vụ phát triển lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và gắn với chuỗi giá trị sản phẩm an toàn. Phấn đấu góp phần quan trọng trong việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Xem thêm
Nâng cao chất lượng đào tạo ngành chăn nuôi thú y: [Bài 2] Sinh viên ngồi ghế nhà trường đã khỏi lo đầu ra

Đào tạo ngành chăn nuôi và thú y là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững với nguồn nhân lực chất lượng.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Tiền Giang phát động Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Sau phát động, các ngành, các cấp cần cụ thể hóa thành kế hoạch với những nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, sáng tạo, tổ chức thực hiện thắng lợi Đề án.