Cà chua bi trồng trên giá thể trong nhà màng sẽ giảm thiểu nhiều rủi ro, nhưng cần chú trọng dinh dưỡng để có năng suất, chất lượng tốt nhất.
Pha dinh dưỡng cho cà chua bi trồng trên giá thể trong nhà màng
Để giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng suất, sản lượng cũng như chất lượng cà chua, nhiều trang trại đang chuyển từ trồng cà chua trên nền đất sang trồng trên giá thể trong nhà màng. Với cây cà chua trồng trên giá thể trong nhà màng, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Kỹ sư Bùi Văn Sơn, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM: Đa số cây trồng trong nhà màng trồng trên giá thể tưới nhỏ giọt thì chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất, nó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây cà chua. Việc trồng trong đất sẽ ảnh hưởng nhất là yếu tố môi trường trong đất mình không kiểm soát được. Còn trồng trong giá thể nhỏ giọt này thì mình sẽ kiểm soát được đầu vào và chế độ dinh dưỡng thì nó thích hợp, mình sẽ kiểm soát được dinh dưỡng đầu vào và đầu ra của sản phẩm.
Trong các nguyên tố dinh dưỡng, cây cà chua bi hút nhiều kali nhất, rồi đến đạm và ít nhất là lân. Trong suốt chu kỳ sinh trưởng của cây cà chua, để tạo ra 1 tấn quả, nông dân cần bón vào đất 7,9 kg kali, 3,8 kg đạm và 0,6 kg lân.
Với cà chua trồng trên giá thể trong nhà màng, dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tuới nhỏ giọt. Để có dung dịch dinh dưỡng, hiện có 3 cách pha.
Kỹ sư Bùi Văn Sơn, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM: Đối với chế độ pha dinh dưỡng cho cây cà chua thì có ba cách pha, tức là pha theo mình cân, cân rồi mình pha trực tiếp vô bồn dinh dưỡng. Thứ hai là mình làm dung dịch mẹ A, B. Còn thứ ba là châm phân tự động. Đây là cái thứ ba này là cái hệ thống hiện đại nhất hiện nay, được sử dụng rộng rãi, nhất là về cái quy mô diện tích tại mình làm được mấy chục hecta cũng được.
Đối với chế độ mà mình pha dung dịch A, B, hoặc là chế độ cân thì ví dụ mình làm diện tích lớn thì sẽ tốn công, tốn công mình đi pha cân hoặc là pha vào những cái bồn dung dịch dinh dưỡng thì nó sẽ cực cho mình. Còn đối với chế độ này thì mình sẽ pha dung dịch, nó sẽ pha vào những cái bồn dung dịch mẹ như thế này và cái chế độ này thì mình cứ mỗi giai đoạn thì mình cứ cài vô cái hệ thống này thì nó sẽ tới tới giờ hoặc cài chế độ bao nhiêu, liều lượng bao nhiêu, từng giai đoạn thì nó sẽ hút đúng cái lượng đó thì bình thường, nhiều khi mình pha như này thì có thể tới được mấy tháng.
Do chi phí đầu tư hơi cao, nên hệ thống châm phân tự động phù hợp với các doanh nghiệp, trang trại có tiềm lực tài chính, sản xuất trên diện tích lớn. Vì vậy, với những trang trại, nông hộ có diện tích nhỏ, nông dân có thể sử dụng phương pháp pha dinh dưỡng bằng cách tự cân và pha trực tiếp vào bồn dinh dưỡng hoặc làm dung dịch A, B.
Kỹ sư Bùi Văn Sơn, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM: Đối với cái phương pháp hai là mình tạo ra dung dịch A, B, thì A, B có nghĩa là tách ra hai cái dung dịch A, B để đừng cho nó kết tủa. Thứ nhất, dung dịch A thì gồm các kali nitrat, canxi nitrat, sắt, mangan, kẽm, đồng. Còn dung dịch B thì gồm có M, K, B, urê hoặc là SA rồi me nhê sun phát, kali sun phát, rồi axit boric, molybden, thì mục đích mình tách ra A, Bêthì cũng là là đừng cho nó tủa, vì quá trình tủa thì cây nó không hấp thụ được và bị nghẹt cái hệ thống tưới nhỏ giọt.
Dinh dưỡng là yếu tố then chốt, quyết định năng suất và chất lượng trái cà chua trong canh tác, nhất là khi trồng trên giá thể trong nhà màng. Nông dân cần chú trọng pha dinh dưỡng theo công thức chuẩn để có được kết quả sản xuất tốt nhất.