Giống na bở Liên Khê có nguồn gốc và được trồng từ lâu đời, có nhiều ưu điểm vượt trội như cây phát triển nhanh khỏe, đậu quả nhiều, sinh trưởng tốt, na chín có mắt hồng, căng bóng, thịt trắng, vị ngọt sắc và hương thơm đặc biệt.
Đời sống ổn định nhờ trồng Na Bở
Huyện Thủy Nguyên có nhiều xã trồng na bở cho hiệu quả kinh tế cao và là cây trồng chủ lực của người dân nhiều năm qua. Theo thống kê mới nhất, huyện Thủy Nguyên có hơn 300 ha đất trồng na, tập trung chủ yếu ở các xã như: Chính Mỹ, Liên Khê, An Sơn, Kỳ Sơn, Lại Xuân. Trong đó Liên Khê có diện tích lớn nhất là hơn 100 ha. Giống na bở Liên Khê có nguồn gốc và được trồng từ lâu đời, có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với giống na dai và na nhập ngoại khác vì cây phát triển nhanh khỏe, đậu quả nhiều, sinh trưởng tốt, na chín có mắt hồng, căng bóng, thịt trắng, vị ngọt sắc và hương thơm đặc biệt nên cây na bở Liên Khê ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Na bở tại xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên được UBND TP Hải Phòng công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao năm 2021. Từ lâu sản phẩm này đã nổi tiếng trên thị trường với chất lượng quả thơm ngon, hương vị đặc trưng, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Phỏng vấn chị Nguyễn Thị Lượt, thôn 9 xã Liên Khê: “Gia đình tôi có 6 nghìn mét vuông trồng 400 gốc na, hiện ại bình quân chúng tôi thu được 1 triệu đồng/1 cây/1 năm, giá trị cây na mang lại hơn hẳn trồng lúa và các cây trồng khác”.
Hiện HTX sản xuất nông nghiệp Liên Khê đang liên kết với các hộ nông dân quy hoạch theo vùng tập trung để sản xuất trồng na theo tiêu chuẩn VietGap.
Nhờ trồng na bở, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, đóng góp thiết thực vào quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Phỏng vấn ông Nguyễn Huy Truân, giám đốc hợp tác xã kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Liên Khê: “Cây na bở được người dân đưa vào trồng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả, năng suất thấp. Điều kiện thổ nhưỡng xã Liên Khê phù hợp với cây na bở nên bà con tập trung sản xuất và được thị trường chấp nhận. Từ đó, hợp tác xã đứng ra kết hợp với người dân đưa cây na bở từ sản xuất manh mún sang sản xuất tập trung, nâng tầm sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap. Năm 2021, sản phẩm na Liên Khê tham gia chương trình OCOP và được chứng nhận 3 sao. Cây na bở được lựa chọn làm cây chủ lực của địa phương, giúp người dân xóa đói giảm nghèo”
Sau khi được chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao, có truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý đã mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho người dân.
Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang sản xuất cây ăn quả trên địa bàn xã Liên Khê và huyện Thủy Nguyên, trong đó có cây na đã góp phần nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với liên kết tiêu thụ và truy suất nguồn gốc sản phẩm.
Với sự quyết tâm của chính quyền địa phương và sự đồng lòng của nhân dân xã Liên Khê thì diện tích trồng na của xã tiếp tục được mở rộng và phấn đấu toàn bô diện tích sẽ được chứng nhận sản xuất na theo tiêu chuẩn VietGAP để đưa sản phẩm na Liên Khê ra thị trường và phát triển bền vững.
Phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Chiến, Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện Thủy Nguyên: Xác định đây là vùng trông na tập trung với diện tích khá lớn trên địa bàn huyện nói riêng và thành phố nói chung nên hàng năm trạm chủ động đề xuất với Trung tâm Khuyến nông thành phố bố trí kinh phí để tổ chức triển khai tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác cây na theo quy phạm VietGAP.
Ngoài ra Trạm còn bố trí 01 cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm trong về cây ăn quả thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình sản xuất, những khó khăn của nguời sản xuất để trao đổi thảo luận, hỗ trợ bà con khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong sản xuất để cây na có năng suất tốt nhất, chất lượng nhất phục vụ tiêu dùng.