| Hotline: 0983.970.780

Trồng na bở theo hướng dẫn của khuyến nông, bà con trúng đậm

Thứ Năm 29/09/2022 , 14:52 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Theo hướng dẫn của cán bộ Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng, trung bình mỗi cây na bở, người dân xã Liên Khê thu được từ 1,6-1,78 triệu đồng/năm, nhiều hộ đã giàu lên.

Empty

Xã Liên Khê là địa phương trồng nhiều na nhất huyện Thủy Nguyên. Ảnh: Đinh Mười.

Huyện Thủy Nguyên có hơn 300ha đất trồng na, tập trung chủ yếu ở các xã như Chính Mỹ, Liên Khê, An Sơn, Kỳ Sơn, Lại Xuân. Trong đó Liên Khê có diện tích lớn nhất với hơn 100ha.

Na bở được trồng từ lâu tại xã Liên Khê, nổi tiếng trên thị trường với chất lượng quả thơm ngon, hương vị đặc trưng, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Trước đây, người dân trồng manh mún nhỏ lẻ, để sản xuất hiệu quả, ổn định, HTX Sản xuất kinh doanh Dịch vụ nông nghiệp Liên Khê đã liên kết với các hộ dân quy hoạch theo vùng tập trung để sản xuất trồng na theo tiêu chuẩn VietGAP.

Năm 2021, với việc được Thành phố Hải Phòng công nhận là sản phẩm OCOP đạt 3 sao, cây na bở ở đây càng có nhiều cơ hội phát triển.

Theo quy chuẩn, sản phẩm na Liên Khê nay đã có truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý và được đựng trong hộp giấy rất bắt mắt, qua đó, đã mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho người dân.

Empty

Na trở thành cây trồng chủ lực và là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân. Ảnh: Đinh Mười.

Nhờ trồng na bở, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Chị Nguyễn Thị Lượt ở Đội 9, xã Liên Khê hồ hởi: “Nhà tôi có hơn 1ha trồng na với 350 gốc. Năng suất trung bình 1 tấn/ha, mỗi cây thu được 1,5 - 2 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí lãi 350 triệu đồng/ha”.

Cũng như gia đình chị Lượt, gia đình các ông Nguyễn Tiến Tính, Nguyễn Sỹ Toàn năm nay cũng trúng đậm, thu về hàng trăm triệu đồng từ cây na.

“Năm nay gia đình tôi có 300 gốc na bở, sau khi trừ chi phí, trung bình mỗi cây thu về được khoảng 1,6 triệu đồng/năm. Trước tôi trồng lúa, sau này được địa phương khuyến khích và cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật nên tôi mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nói thật trồng na như thế này gấp cả trăm lần trồng lúa”, ông Nguyễn Tiến Tính bộc bạch.

Empty

Na bở Liên Khê quả to, ngọt sắc và thơm, được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: Đinh Mười.

Na bở có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với giống na dai và na nhập ngoại khác vì cây phát triển nhanh, khỏe, đậu quả nhiều, sinh trưởng tốt, na chín có mắt hồng, căng bóng, thịt trắng, vị ngọt sắc và hương thơm đặc biệt nên cây na ngày càng được nhiều người ưa chuộng.

Để hỗ trợ nông dân, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đã tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình chăm sóc cây na theo tiêu chuẩn VietGAP, cách phòng trừ sâu bệnh để đảm bảo quả đạt chất lượng và an toàn.

Theo ông Nguyễn Mạnh Chiến, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Thủy Nguyên, na bở trồng không quá khó, chỉ cần chú ý một số kỹ thuật và thời điểm chỉnh là hoàn toàn có thể trồng thành công.

Na bở thích hợp trồng vào mùa xuân (khoảng tháng 3), điều kiện thời tiết lúc này phù hợp với loại cây này. Trước khi trồng na bở, cần phải làm sạch đất và đào hố trước đó 1 tháng. Kích thước hố trồng khoảng 50x50x50cm và khoảng cách giữa các hố là 3m.

Để xử lý hết mầm bệnh trong đất và cung cấp dinh dưỡng cho đất, cần bón lót cho từng hố một lượng phân bón 10kg phân chuồng hoai mục, 0,5kg phân lân và 1kg vôi bột.

Empty

Na Liên Khê đã có truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý và được đựng trong hộp giấy rất bắt mắt. Ảnh: Đinh Mười.

Thời gian đầu sau khi trồng, cần duy trì việc tưới nước đều đặn 3 ngày 1 lần, khi cây phát triển cao 1m trở đi thì giảm lượng nước tưới nhưng vẫn cần duy trì độ ẩm thường xuyên cho cây.

Na bở ít sâu bệnh hơn những giống na khác, tuy nhiên người dân cần chú ý phòng chống các loại sâu rệp tấn công quả và lá. Khi phát hiện mầm bệnh cần xử lý ngay bằng cách bắt bằng tay hoặc phun chế phẩm sinh học.

“Xác định đây là vùng trồng na với diện tích lớn, tập trung, hàng năm chúng tôi đã chủ động đề xuất Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng bố trí kinh phí để tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con. Ngoài ra, chúng tôi còn cử cán bộ có chuyên môn về cây ăn quả để hỗ trợ HTX Liên Khê và các thành viên về chuyên môn, thường xuyên trao đổi để học tập kinh nghiệm cũng như bàn cách khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong sản xuất”, ông Chiến cho hay.

Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang sản xuất cây ăn quả trên địa bàn xã Liên Khê nói riêng, huyện Thủy Nguyên nói chung, trong đó có cây na đã góp phần nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với liên kết tiêu thụ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Từ hiệu quả kinh tế cây na bở mang lại, UBND xã Liên Khê đã và đang tích cực triển khai các giải pháp để mở rộng và phấn đấu toàn bô diện tích trồng na được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP (khoảng 100ha).

Thời gian tới, địa phương này cũng mong muốn tiếp tục được hỗ trợ trong việc nghiên cứu, hoàn thiện quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, xây dựng chỉ dẫn địa lý và bảo hộ nhãn hiệu để đưa sản phẩm na Liên Khê ra thị trường và phát triển bền vững

Ông Nguyễn Huy Truân, Giám đốc HTX Sản xuất kinh doanh Dịch vụ nông nghiệp Liên Khê chia sẻ: "Chúng tôi kết hợp với người dân đưa cây na bở từ sản xuất manh mún nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung. Năm 2021, chúng tôi tham gia chương trình mỗi xã 1 sản phẩm và được chứng nhận OCOP 3 sao. Hiện nay, na bở Liên Khê đã được đưa đi tiêu thụ khắp thị trường trong nước như Quảng Ninh, Quảng Bình, Hà Nội...”.

Xem thêm
Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh

Như các năm trước, sau Tết Nguyên đán giá thịt lợn thường có xu hướng chững lại, nhưng quý I/2025 lại có một sự khác biệt, giá tăng sớm và tăng nhanh…

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất