Sau hơn 1 năm triển khai, Dự án 'Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới' đã tạo chuyển biến tích cực trong chăn nuôi tại Sơn La.
Từ khi tham gia Dự án “Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới " gọi tắt là dự án Chăn hênh, anh Hà Văn Kim, ở bản Khoa, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn đã có nhiều sự thay đổi trong phương thức chăn nuôi, phát triển theo hướng an toàn, bền vững và đem lại được hiệu quả kinh tế cho gia đình.
AnhHÀ VĂN KIM - Bản Khoa, xã Chiềng Chung,huyện Mai Sơn, Sơn La
Từ khi dự án vào đây thì gia đình tôi cũng tham gia các hoạt động của dự án, thì dự án có những cái hoạt động như là tập huấn về thức ăn chăn nuôi cho gia súc gia cầm, kiểm soát dịch bệnh phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi cũng như là cách ủ phân bón từ nguồn phế thải của của gia súc gia cầm để làm phân bón cho cây trồng. Cũng có một số hoạt động khác nữa về như là hỗ trợ cải thiện cải tạo giống như là hỗ trợ về thụ tinh nhân tạo cho bò.
Đến nay, Dự án Chăn hênh đã hỗ trợ nông dân các xã Chiềng Chung, Hát Lót, Mường Bon của huyện Mai Sơn, thành lập 6 tổ hợp tác chăn nuôi với gần 100 thành viên tham gia. Các hộ chăn nuôi được hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tái đàn và dự kiến doanh thu. Đồng thời được hỗ trợ giống cỏ, giới thiệu các hình thức góp vốn trong sản xuất và kinh doanh và kết nối tìm đầu ra cho sản phẩm.
ÔngVÌ VĂN HÀ - Chủ tịch UBND xã Chiềng Chung, huyệnMai Sơn, Sơn La
Xã cũng được dự án Chăn hênh hỗ trợ cho các nhóm thích chăn nuôi phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm và trồng cỏ, vì vậy xã cũng có một số cái mô hình chăn nuôi bò là theo cái chương trình của dự án, hiệu quả kinh tế cũng cao bởi vì dân 1 lao động có thể chăm sóc được hơn 10 con bò, con trâu; 1 lao động chỉ mất một buổi sáng để cắt cỏ và cho ăn thôi nên là tính ra là hiệu quả kinh tế là rất là tốt.
Dự án Chăn hênh do Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế, nhóm tư vấn nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế phối hợp với Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Sơn La phối hợp thực hiện hướng tới chuyển đổi hệ thống thực phẩm, đất, nước bền vững và linh hoạt; cung cấp chế độ ăn uống đa dạng, lành mạnh, an toàn; đảm bảo cải thiện sinh kế và bình đẳng xã hội. Sau hơn 1 năm triển khai, đến nay dự án Chăn hênh không chỉ giúp người chăn nuôi tăng năng suất trang trại, mà còn hỗ trợ người dân ứng dụng khoa học công nghệ về giống, di truyền, sức khỏe vật nuôi và thức ăn chăn nuôi. Qua đó, các nông hộ nhỏ đã có khả năng tự quản lý hệ thống chăn nuôi, phát triển các phương án chăn nuôi theo định hướng kinh tế tuần hoàn tại địa phương./.