Thứ Hai 27/01/2025 , 14:27 (GMT+7)
Hậu thu hoạch cam bán Tết, bà con tranh thủ chăm sóc, tăng đề kháng cho cây để đón vụ cam mới.
Hậu thu hoạch cam bán Tết, bà con tranh thủ chăm sóc, tăng đề kháng cho cây để đón vụ cam mới.
Sau thu hoạch, nông dân ‘tăng đề kháng’ cho cây ăn quả đặc sản
Đây là diện tích cam chanh 2 ha của gia đình ông Phan Bá Trường, Tổ dân phố Khe thờ, Thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Giữa tháng Chạp vườn cam này cơ bản thu hoạch đạt 70 – 80%, còn lại một số cây chín muộn ông đang thu hoach bán Tết. Trước thời điểm thu hoạch, gia đình ông Trường đã tấp ủ một lượng lớn phân chuồng hoai mục để “trợ lực” cho cây trồng sau thu hoạch. Theo ông Trường, việc tạo cành, tỉa tán, bón phân hữu cơ là một trong những biện pháp chăm sóc bắt buộc đối với cây cam nhằm tăng khả năng quang hợp, giúp cây phục hồi nhanh và hạn chế sâu bệnh, đồng thời thúc đẩy bộ rễ phát triển, cây ra lá non.
PV ông Phan Bá Trường, thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Theo kinh nghiệm của người trồng cam, việc chăm sóc, phục hồi cây sau thu hoạch bài bản sẽ quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho vụ cam tiếp theo. Đây là công việc không thể chậm trễ và phải tuân thủ đúng kỹ thuật, cây mới nhanh ra lộc. Hiện ngành chuyên môn đã cử cán bộ kỹ thuật xuống tận vườn kiểm tra và hướng dẫn người dân chăm sóc, bón thúc cho những diện tích đã hoàn thành thu hoạch từ 15 - 20 ngày.
Chị Trần Thị Lam, Công chức nông nghiệp thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Toàn thị trấn Đồng Lộc phát triển được hơn 70ha cam. Trong đó, diện tích cho thu hoạch 50ha. Vụ cam năm 2024, bình quân năng suất đạt 12 tấn/ha, giá bán 40.000đ/kg, cao hơn vụ cam năm 2023. Thời gian tới, địa phương này tiếp tục khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuận để sản xuất theo hướng hữu cơ nhằm tăng tuổi thọ cho cây trồng, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thanh Nga - Quốc Toản