Từ năm 2015, cộng đồng người dân tại Cồn Sơn TP. Cần Thơ chung tay phát triển du lịch sinh thái, đến nay Cồn Sơn đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng của ĐBSCL.
Cộng đồng người dân Cồn Sơn chung tay phát triển du lịch sinh thái
MC: Thưa quý vị, cách đất liền không xa, chưa tròn 1km, Cồn Sơn - một cù lao nhỏ nằm giữa dòng sông Hậu, thuộc quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, đất đai màu mỡ, phù sa bồi đắp quanh năm đã tạo nên địa thế hiếm có để nông dân trên vùng đất này phát triển du lịch cộng đồng.
Dải đất nổi hiền hòa này, không chỉ đưa du khách về với thiên nhiên, sông nước, miệt vườn, mà nơi đây còn có những câu chuyện đặc biệt về sự tri thức hóa nông dân. Những nông dân bình dị đã tự mình chuyển mình,bà con nắm vững kỹ thuật canh tác, tận dụng tri thức để phát triển du lịch sinh thái, giới thiệu đặc sản địa phương và chia sẻ bí quyết canh tác bền vững. Câu chuyện của Cồn Sơn là minh chứng cho thấy tri thức có thể thay đổi không chỉ cuộc sống, mà còn cả diện mạo của một vùng quê. Sau đây mời quý vị cùng theo dõi phóng sự do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện.
Từ trung tâm TP Cần Thơ đi theo hướng quốc lộ 91 đến bến đò Cô Bắc thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, du khách ngồi đò ngang khoảng 10 phút là đến với Cồn Sơn – một cồn nổi nằm giữa dòng sông Hậu. Nhờ được phù sa sông Hậu bồi đắp, đất đai trên Cồn Sơn trở nên màu mỡ, các vườn cây trái tươi tốt quanh năm. Bất kể mùa nào trong năm, Cồn Sơn đều thơm ngát hương trái cây chín với đủ loại chôm chôm, xoài, bưởi, vú sữa, dâu, mít, ổi, măng cụt…
Cồn Sơn hiện có khoảng 100 hộ dân sinh sống. Đất rộng, người thưa, nhịp sống trên cồn cứ thế chậm rãi. Nói đến người Cồn Sơn đúng chất người Nam Bộ hào phóng, đặc biệt là sự hiếu khách, tình làng nghĩa xóm trên mãnh đất này luôn mặn nồng.
Chị PHAN THỊ KIM HIỆN –Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ:
Ông LÊ VĂN MINH - Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ:“Cái mảnh đất Cồn Sơn nầy tình làng nghĩa xóm nữa đêm nữa hôm có người già roo bệnh đau, là mình đưa qua sông chở đi bệnh viện rồi cái đoạn đê nó bể, theo chiều cường nước dân nghe tiếng vở đê thì hô la lên mình sẽ đến xách len rồi giữ lại mãnh đất Cồn Sơn của mình”.
Từ năm 2015, người dân Cồn Sơn bắt đầu phát triển du lịch theo hướng cộng đồng... Kể từ đó cuộc sống người dân trên cồn dần thay đổi.Theo người dân. Những ngày đầu khi mới làm du lịch nơi này mỗi ngày chỉ có vài chục người ghé thăm nên cảnh quan vô cùng hiu quạnh. Nhưng đến nay, Cồn Sơn đã được nhiều người biết đến và trở thành điểm du lịch nổi tiếng tại thành phố Cần Thơ.
Phát biểu Anh TRẦN MINH THÀNH - Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ
Hiện nay hình thức du lịch cộng đồng ở Cồn Sơn đã trở nên khá quen thuộc với du khách gần, xa trong và ngoài nước khi đến với TP Cần Thơ. Nơi đây thật sự mang đến sự trải nghiệm mới lạ trên mỗi hành trình khám phá.
Em NGUYỄN PHƯƠNG NHUNG - Du khách: ( Con người nơi đây rất thân thiện nhiệt tình cảm giác đón tiếp như người nhà em rất mong những có nhiều dịp quay lại đây khi về em sẽ quảng bá cho bạn bè em)
Tại Cồn Sơn, bè cá chú 7 Bon được xem như một “kho báu ” giữa dòng sông Hậu, bởi tại đây có nhiều loại đặc sản nước ngọt có giá trị, Trong điều kiện biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn diễn ra phức tạp, nông dân như ông phát triển thủy sản trên tinh thần thích ứng, học hỏi và nghiên cứu xem đặc điểm từng loại cá phù hợp với điều kiện để bảo tồn và gìn giữ.
Việc xây dựng bè cá trên sông Hậu, không chỉ giúp ông Bon phát triển du lịch cộng đồng, gia tăng kinh tế gia đình, mà nơi đây còn trở thành địa điểm lưu trữ hàng chục loài cá quý hiếm trên sông Mekong. Phục vụ đắc lực cho công tác bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên và nghiên cứu khoa học.
Ông LÝ VĂN BON - Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ:“Đến mình nuôi cá trong những cái môi trường mình mất đi nhiều con cá quý hiếm, thì tôi ý định là bảo tồn những con đó đẻ mà đời sau con cháu mình còn biết được những con cá trên sông Mekong”.
Thạc sĩ TRẦN XUÂN LỢI – Giảng viên trường Thủy sản, Đại học Cần Thơ: “Nếu phát triển cộng đồng và cộng với pháp lý để bảo vệ tốt vùng này mình nhân rộng nhiều ở hết các cồn ở dọc sông Mekong thì tôi nghĩ là sẽ bảo vệ rất tốt nguồn lợi thủy sản, thay vì phải bỏ số tiền lớn để làm khu bảo tồn lớn, tốn nguồn nhân lực lớn và khó sử dụng đất thì mình sử dụng những cái nhỏ như vậy, vừa phát triển du lịch vừa nâng cao ý thức người dân”.
Khi làm du lịch, người dân Cồn Sơn tiếp tục học hỏi, trau dồi tiếng Anh để giao tiếp với du khách nước ngoài. Học viên lớn nhất 63 tuổi, nhỏ nhất là 8 tuổi. Nếu như trước đây chưa bao giờ bà con nghĩ đến học tiếng Anh hay cách giao tiếp, thì nay những nông dân chất phát ấy trở khéo léo, duyên dáng hơn trong giao tiếp với du khách.
MC: Thưa quý vị, du lịch cộng đồng là tất cả hộ gia đình chung tay lại cùng làm du lịch. Người dân ở Cồn Sơn đã liên kết với nhau trên cơ sở tình làng nghĩa xóm, mỗi hộ gia đình có nét đặc trưng riêng, để tạo nên sự đa dạng, mới mẻ cho du khách khi đến trải nghiệm. Tất cả làm nên một tập thể hỗ trợ, bù đắp đầy đủ cho nhau, cho du lịch Cồn Sơn ngày càng phát triển và để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách.
Đến đây phóng sự do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện xin được phép khép lại, xin cám ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị, xin kính chào và hẹn gặp lại.