Nằm ngay Cồn Sơn, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, bè cá của ông Bảy Bon được xem là nơi bảo tồn các loại cá quý của dòng sông Mêkong.
Nơi gìn giữ các loại cá quý sông Mêkong
Từng bỏ công việc tại Hải Quan tại Cà Mau để về Cồn Sơn bỏ tiền lập bè nuôi cá. Hơn 20 năm, con đường đã được ông ấp ủ từ trước, khi cùng với người bạn của mình là Tiến sĩ Philippe Serene - chuyên gia thủy sản sinh thái người Pháp đi nghiên cứu các loài thủy sản trên dòng Mê Kong thì phát hiện ra rún cá đang ẩn mình giữa dòng mekong, nhưng ngày càng tiệt chủng.
Phát biểu Ông LÝ VĂN BON - Quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ : “Đến mình nuôi cá trong những cái môi trường mình mất đi nhiều con cá quý hiếm, thì tôi ý định là bảo tồn những con đó đẻ mà đời sau con cháu mình còn biết được những con cá trên sông Mekong”
Bằng kiến thức của một kỹ sư thủy sản, ông biết ở môi trường nước chảy như thế nầy dịch bệnh ít xảy ra và đặc biệt mật độ nuôi cá gấp 10 lần so với hình thức nuôi trong ao, hồ. Đến nay ngoài những loại cá thương phẩm thông thường để làm kinh tế như thát lát, chạch lấu... thì ông đã giữ gần 20 loại giống cá quý hiếm. Ông cho biết trong điều kiện biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn diễn ra phức tạp, nông dân như ông phát triển thủy sản trên tinh thần thích ứng, học hỏi và nghiên cứu xem đặc điểm từng loại cá có phù hợp.
Phát biểu Ông LÝ VĂN BON - Quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ : “Nên kết hợp để mình có một luồn nước độc nào đó thì con cá he nó lên trước nó báo hiệu có sự cố của bè mình có hiện tượng là thiếu oxi hay cái gì đó”
Không chỉ giúp ích ông làm kinh tế, phát triển du lịch mà hiện nay " kho" lưu trữ cá của ông được nhiều nhà nghiên cứu tham quan, hơn hết mô hình ông là điển hình cho ý thức bảo tồn những loài vật quý hiếm.
Phát biểu Ông TRẦN XUÂN LỢI-Khoa thủy sản Đại học Cần Thơ: “Nếu mình nhân rộng du lịch cộng đòng đó hết đảo đó mình nên có chính sách ủy ban bảo vệ vùng đó, nếu mà phát triển cộng đồng mình nhân rộng hết nhiều cái cồn mà ở các dọc theo sông Mekong đó thì nghỉ đó giữ gìn rất tốt nguồn lợi thủy sản thay vì mình đầu tư số tiền lớn để lập một trung tâm thì mình sử dụng nhiều cái nhỏ vậy thì mình nâng cáo ý thức của người dân vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản tốt”
Mới đây nhân chuyến thăm của ông Alok Sharma Bộ trưởng, Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 26 (COP26) nhằm tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu đến người dân Cần Thơ, sau khi khảo sát mô hình, đoàn đã đánh giá cao và cho rằng đây là một trong những mô hình hay hiệu quả trước tác động môi trường và biến đổi khí hậu hiện nay./.