Tham gia hệ thống PGS, nhiều nông hộ quy mô nhỏ ở Bến Tre, Đồng Tháp đã tiếp cận phương pháp sản xuất hữu cơ có chứng nhận và được bao tiêu đầu ra ổn định.
PGS - một hệ thống chứng nhận có sự tham gia cộng đồng,đang lan tỏa ra nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam, vì PGS giúp cho các nông hộ nhỏ có có được chứng nhận hữu cơ. Điều mà họ rất khó có được nếu lấy chứng nhận từ bên thứ 3 do phải tốn kém nhiều chi phí.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long, PGS đã được triển khai tại các tỉnh như Bến Tre, Đồng Tháp và đã có được những kết quả đáng ghi nhận.
PGS hữu cơ đã giúp nâng cao nhận thức về nông nghiệp, nông sản hữu cơ như thế nào, khả năng lan tỏa, mở rộng mô hình ở Đồng bằng sông Cửu Long ra sao? Đó là nội dung của buổi tọa đàm do Báo Nông Nghiệp Việt Nam thực hiện ngày hôm nay. -
Xin trân trọng giới thiệu bà Ino Mayu, Trưởng đại diện tổ chức Seed to Table tại Việt Nam
Ông Lê Quốc Điền, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp -
Dự án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại tỉnh Đồng Tháp theo tiêu chuẩn PGS đã được Seed to Table và Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Đồng Tháp triển khai từ năm 2019 đến nay. Ông đánh giá như thế nào về kết quả đã đạt được của dự án này? -
10 năm qua, Seed to Table đã triển khai các dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại 2 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là Bến Tre và Đồng Tháp. Đến nay, những dự án này đã có tác động như thế nào tới nhận thức của cộng đồng về nông nghiệp, nông sản hữu cơ ở 2 tỉnh này?
Đầu ra vẫn đang là một thách thức đối với sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói chung, trong đó có các mô hình PGS. Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã có những giải pháp nào để giúp bà con nông dân tiêu thụ sản phẩm hữu cơ được ổn định và dễ dàng hơn?
Bà đã từng cùng những nông dân PGS ở Đồng Tháp mang rau hữu cơ lên bán tại Phiên chợ xanh tử tế ở TP.HCM. Qua việc hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm hữu cơ, bà nhận định như thế nào về thị trường tiêu thụ nông sản hữu cơ hiện nay, các nhóm PGS cần phải cải thiện những gì để tiếp cận dễ dàng hơn với người tiêu dùng?
Trong những năm tới, Đồng Tháp có mục tiêu như thế nào trong việc mở rộng các mô hình nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS cũng như các mô hình sản xuất hữu cơ khác trên địa bàn?
Với những gì đã làm được ở Bến Tre và Đồng Tháp, bà có kỳ vọng gì về sự lan tỏa, phát triển của sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS ở các tỉnh khác thuộc Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm tới?
Qua chai sẻ của 2 vị khác mời, chúng ta thấy được rằng hệ thống PGS đã và đang giúp cho nhiều nông hộ nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung tham gia vào sản xuất hữu cơ có chứng nhận. Có thể nói, đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ ở nước ta trong bối cảnh sản xuất nói chung còn nhiều manh mún, nhỏ lẻ.