Tại hồ Vực Mấu (Nghệ An) Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có buổi tọa đàm cùng các khách mời về chủ đề ‘Giấc mơ về những hệ thống thủy lợi được điều hành tự động’.
'Giấc mơ' những hệ thống thủy lợi được điều hành tự động
Hiện nay, cả nước có gần 7.000 hồ đập thủy lợi, trong đó có hơn 900 hồ đập được đánh giá là hư hỏng, xuống cấp và mất an toàn trong mùa mưa lũ. Do đó, việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai , thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước trong hoạt động thủy lợi là rất quan trọng.
Ông NGUYỄN HOÀNG HIỆP - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
“Tôi luôn có một giấc mơ Việt Nam sẽ có một số hệ thống thủy lợi lớn có thể điều hành tự đông…..”
Trong những năm qua, một số cơ quan nghiên cứu của Việt Nam đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hiện đại trong vận hành, quản lý hồ chứa nước thủy lợi. Điển hình là tại hồ Vực Mấu, một trong những hồ chứa nước lớn nhất của tỉnh Nghệ An.
Hồ Có dung tích trữ 75 triệu m2, diện tích lưu vực 215km2, có nhiệm vụ cấp nước cho 3.600ha đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân 12 xã, phường cảu thị xã Hoàng Mai. Đồng thời, hồ còn có dung tích phòng lũ 125 triệu m3.
Tuy nhiên, những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, chất lượng rừng ở khu vực đầu nguồn suy giảm nên lũ về hồ nhanh hơn so với quy luật, gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành trong mùa mưa lũ.
Từ năm 2009, được sự đầu tư của Nhà nước, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thủy lợi Bắc Nghệ An phối hợp với Trung tâm Công nghệ phần mềm Thủy lợi (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam) đầu tư hệ thống tự động để cảnh báo lũ, dự báo nước về hồ, lượng mưa trong lòng hồ, lượng nước xả tràn qua hồ… Quá trình vận hành hệ thống rất ổn định, giúp ích rất nhiều trong công tác quản lý, điều hành hồ.
Ông NGUYỄN CẢNH TRÍ Phụ trách quản lý Hồ Vực Mấu (Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An)
Ông TRẦN VĂN HÒA Trưởng phòng Kỹ thuật công trình (Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An)
“Trước dây khi chưa có hệ thống tự động, anh em phải làm bằng thủ công, lòng hồ vực mấu rộng 215km2, quá trình vận hành và quản lý phải đi bằng xe bộ, các phương tiện dderer khoan và bảo vệ khu vực lòng hồ.
Từ khi được đầu tư hệ thống tự động, thì hệ thống sẽ cập nhạt tất cả mọi thông tin trong lòng hồ và hạ du về trung tâm tại trạm, trên cơ sở đó anh em nắm bắt các số liệu, dữ liệu hiện về và điều hành theo đúng quy trình”.
Toàn tỉnh Nghệ An hiện có 1.061 hồ đập, trong đó có gần 100 hồ hư hỏng, xuống cấp, mất an toàn, cần phải đầu tư sửa chữa. Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An, để đầu tư đồng bộ công nghệ điều hành hệ thống thủy lợi tự động cần nguồn lực đầu tư rất lớn. Do đó, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước và các nhà tài trợ. Bên cạnh đó, cần có kinh phí bảo trì hệ thống hàng năm để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.