Nông nghiệp được Hậu Giang xác định là 1 trong 4 trụ cột quan trọng phát triển kinh tế. Trong đó việc chuyển đổi số ngành nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất, phát triển sản xuất hàng hóa.
Hậu Giang đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp
Nông nghiệp được tỉnh xác định là 1 trong 4 trụ cột quan trọng phát triển kinh tế của tỉnh Hậu Giang. Trong đó, chuyển đổi số ngành nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm thúc đẩy tái cơ cấu lại sản xuất, phát triển sản xuất hàng hóa.
Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang, ông Ngô Minh Long cho biết, ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh. Quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Tiến đến xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến có năng suất cao, chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn chất lượng dựa trên nền tảng ứng dụng các công nghệ cao vào nông nghiệp. Bảo vệ và nâng tầm thương hiệu nông sản Hậu Giang.
Là nông dân trồng cây ăn trái, ông Pếth Hùng, ở ấp Thịnh Mỹ A, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đang ứng dụng công nghệ số trong canh tác. Trên diện tích hơn 2ha, ông Hùng trồng xen canh sầu riêng, chanh không hạt, hạnh và khoảng 8 công trồng chuyên cây cam mật. Theo ông Hùng, trồng xen canh như vậy là để lấy ngắn nuôi dài, khi cây sầu riêng phát tán và cho trái, sẽ chặt bỏ những cây khác.
Gia đình ông Hùng được Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang hỗ trợ đầu tư hệ thống tưới thông minh, kết nối điều khiển qua điện thoại. Ngoài ra, ông Hùng còn đầu tư camera để quan sát, quản lý khu vườn từ xa. Theo ông Hùng, nhờ ứng dụng công nghệ số nông dân giảm được công lao động rất nhiều. Trước đây, để tưới hết khu vườn ông phải mất hết một buổi dùng máy bơm xịt từng gốc. Còn giờ có thể ở bất cứu nơi đâu, mở máy điện thoại lên là có thể điều khiển được và chỉ cần khoảng 30 phút là xong.
Ông PẾTH HÙNG - Ấp Thịnh Mỹ A, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Không chỉ vậy, ông Pếth Hùng và nhiều nông dân khác còn được tập huấn quy trình canh tác hữu cơ, được hỗ trợ 50% chi phí mua phân bón hữu cơ để bón cho vườn cây. Theo ông Hùng, trồng vườn hữu cơ giảm được sâu bệnh, trái đồng đều, tăng chất lượng và chu kỳ khai thác cũng dài hơn so với trồng hóa học. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để được ngành nông nghiệp cấp mã số vùng trồng, hướng đến xuất khẩu.
Ông PẾTH HÙNG - Ấp Thịnh Mỹ A, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Tại huyện Phụng Hiệp, trong năm 2024, đã có 8 hộ nông dân trồng vườn được hỗ trợ đều tư hệ thống tưới tự động, có kết nối theo dõi, điều khiển thông qua điện thoại thông minh. Cùng với đó là hộ trợ phân bón hữu cơ, tập huấn quy trình canh tác để nâng cao chất lượng nông sản. Mỗi hộ được hỗ trợ thực hiện trên diện tích 1ha vườn, kinh phí đầu tư 115 triệu/mô hình, trong đó nhà nước hỗ trợ 50%, còn lại dân đối ứng.
Anh NGUYỄN VĂN CỤ - Cán bộ Trạm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang:
Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh đang tập trung phát triển nền tảng tích hợp và nền tảng dữ liệu số, trên cơ sở đó phát triển các dịch vụ, ứng dụng số ưu tiên. Tiêu biểu như hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, ứng dụng giám sát môi trường sản xuất, quản lý chất lượng nông sản, chuyển đổi số trong phát triển sản phẩm OCOP. Xây dựng và đưa vào vận hành sàn giao dịch và truy xuất nguồn gốc “Nông sản Hậu Giang”, giúp nông dân có điều kiện thuận lợi để ứng dụng công nghệ blockchain trong truy xuất nguồn gốc nông sản. Các tổ chức, cá nhân có thể tự đăng ký tài khoản trên Trang Nông sản Hậu Giang, ghi chép nhật ký điện tử trong hoạt động và sản xuất, tạo mã truy xuất nguồn gốc nông sản của mình thông qua mã QR-Code. Đưa sản phẩm lên sàn giao dịch để quảng bá, tăng cơ hội tiếp cận các doanh nghiệp thu mua sản phẩm...