Nông dân ở xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) trồng mãng cầu Xiêm ghép gốc bình bát thích hợp trồng ở vùng đất ngập úng, nhiễm phèn và mặn đang trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm trên vùng đất phèn, mặn giúp nông dân làm giàu
Từ cây trồng quanh vườn tạp để ăn, mãng cầu xiêm đã được nông dân Hậu Giang ghép gốc bình bát, áp dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc, nâng cao năng suất, chất lượng và chế biến nâng cao giá trị, trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, toàn tỉnh Hậu Giang đang có 680 ha trồng mãng cầu xiêm, tập trung chủ yếu ở huyện Phụng Hiệp và một số huyện Châu Thành, Long Mỹ, TP Ngã Bảy… Với năng suất trung bình đạt hơn 12 tấn trái/ha, sản lượng thu hoạch hàng năm đạt khoảng 8.200 tấn. Trong đó, ấp 2, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ là nơi nông dân trồng mãng cầu xiêm nhiều và đã hình thành hợp tác xã để liên kết sản xuất, cùng hỗ trợ nhau áp dụng quy trình kỹ thuật, đầu tư thiết bị để chế biến thành nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Bà Trần Thị Thủy Tiên, ở ấp 2, xã Thuận Hòa, gia đình có 17 công ruộng, đã chuyển 5 công trồng mãng cầu tư năm 2017. Theo bà Tiên, cây mãng cầu ghép gốc bình bát thích hợp trồng ở vùng đất ngập úng, nhiễm phèn và mặn. Cây mãng cầu ghép bình bát không chỉ phát triển mạnh, sống lâu mà còn cho trái nhiều. Tuy nhiên, cần phải biết kỹ thuật thụ phấn thì trái mới to, tròn đều, khi thu hoạch có mẫu mã đẹp.
Bà TRẦN THỊ THỦY TIÊN - Ấp 2, Xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang:
Theo các xã viên Hợp tác xã Mãng cầu xiêm ấp 2, cây mãng cầu xiêm ghép gốc bình bát nếu được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Nhiều năm qua, giá bán trái mãng cầu luôn ở mức từ 50.000 – 60.000 đồng/kg, thời điểm cao nhất lên đến 120.000 đồng/kg. Với năng suất thu hoạch đạt từ 12-15 tấn/ha, nông dân trồng mãng cầu có doanh thu lên đến 600 – 800 triệu đồng/ha, trừ chi phí còn lợi nhuận hàng trăm triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với trồng lúa.
Bà TRẦN THỊ THỦY TIÊN - Ấp 2, Xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang:
Tại Long Mỹ, thời điểm mới chia tách huyện, diện tích trồng mãng cầu xiêm chỉ khoảng 5ha, sau hơn 10 năm tập trung đầu tư, diện tích đã tăng lên hơn 120ha và trở thành cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao. Nhằm giúp nông dân phát phát triển hiệu quả cây mãng cầu xiêm ghép gốc bình bát, bên cạnh tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, ngành nông nghiệp huyện còn hỗ trợ về cây giống, phân bón hữu cơ, hệ thống tưới tự động, túi bao trái…
Ông LÂM VĂN VIỆT - Trưởng trạm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
Nhờ thực hiện công tác chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả, vườn tạp sang trồng mãng cầu xiêm ghép gốc bình bát mà nhiều hộ nông dân Hậu Giang đã có thu nhập khá. Không chỉ bán trái tươi, nhiều hộ còn đầu tư thiết bị để chế biến thành trà mãng cầu, mứt mãng cầu, rượu mãng cầu… giúp gia tăng thêm lợi nhuận.