Năm 2022 là tròn 20 năm cả nước triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Bộ NN-PTNT là một đầu mối được Chính phủ giao triển khai Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” đến năm 2025 thực hiện mục tiêu đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, đáp ứng đủ dinh dưỡng cho người dân nhằm nâng cao thể trạng, trí tuệ, tầm vóc con người Việt Nam; đồng thời thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 2 (SDG2) do Chính phủ Việt Nam cam kết với Liên hợp quốc.
Trước đây, diện tích đất rừng rộng gần 1,5 ha của gia đình anh Đinh Văn Điền, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc gần như không phát huy được hiệu quả bởi thiếu vốn và chưa tìm được giống cây trồng phù hợp. Đến năm 2017, được tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng chính sách về xóa đói giảm nghèo, anh Điền đã mạnh dạn vay vốn và đầu tư trồng 8000 gốc bạch đàn. Đến nay, rừng bạch đàn đang phát triển rất tốt, hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu để ổn định kinh tế gia đình. Thạch Đạn là xã đặc biệt khó khăn của huyện Cao Lộc với tỷ lệ hộ nghèo là 26,5%. Người dân chủ yếu phát triển nông-lâm nghiệp để cải thiện kinh tế. Từ khi có chính sách cho vay vốn xóa đói giảm nghèo từ ngân hàng chính sách xã hội, bà con nơi đây đã mạnh dạn hơn trong đầu tư giống cây trồng có hiệu quả, cũng như gia tăng diện tích sản xuất, từng bước đẩy lùi đói nghèo xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, nhiều đối tượng còn được tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội để từng bước “an cư, lạc nghiệp”. Chính thức ra đời và đi vào hoạt động ngày 04/10/2002. Có thể nói, hành trình 20 năm làm “cánh tay nối dài” của Chính phủ mang nguồn vốn ưu đãi đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm sáng trong thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về giảm nghèo mà thế giới ghi nhận.