Là một huyện biên giới thuần nông, kinh tế Bù Đốp đã có nhiều thay đổi đáng kể nhờ sự đầu tư vào các công trình thủy lợi, đặc biệt là hồ đập Bù Tam.
Nằm cạnh công trình hồ đập thủy lợi Bù Tam, hơn 200 ha cánh đồng Xa Rây mùa này phủ màu xanh mơn mởn của mạ non. Trước đây, người dân chủ yếu dựa vào nước trời để canh tác, nhưng từ khi có công trình thủy lợi, bà con đã có thể sản xuất 3 vụ mỗi năm. Nhờ đó, không chỉ đảm bảo đủ lương thực, đời sống của người dân nơi đây cũng ngày càng ổn định và khấm khá hơn.
Ông Nguyễn Văn Thác - Nông dân ấp 6, xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp
“Gia đình của chúng tôi có hai sào ruộng, trước khi chưa làm đập vào mùa mưa thì nước lũ nó về lúa chúng tôi trồng rồi, đến ngày mà cắt thì lũ vùi dập, nhuộm đỏ ruộng, đến mùa khô khi chúng tôi làm vụ hai thì thiếu nước. Sau khi làm xong cái đập này rồi không có tình trạng lúa bị ngập nước về mùa mưa, hay ngã đổ. Về phần nước tưới, trước đây hai vụ khó khăn nhưng bây giờ làm được ba vụ nước thỏa mái.
Ông Hoàng Thanh Thiệp - Chủ tịch UBND xã Hưng Phước
“Ủy ban xã Hưng Phước đã được thụ hưởng một cái công trình này, kể từ khi mà đóng đập thì cái hưởng lợi nhất đó là địa phương đã duy trì được cái mạch nước ngầm và đến bây giờ khẳng định là nhiều chỗ khác thì là đã bị thiếu nước. Nhưng mà bà con nhân dân quanh khu vực đập Bù Tam này là hiện nay là nước non tưới, tiêu phục sinh hoạt và đảm bảo”
Theo Phòng NN-PTNT huyện Bù Đốp, công trình hồ đập thủy lợi Bù Tam thuộc dự án Cụm Công trình Thủy lợi Vùng cao Biên giới tỉnh Bình Phước, với tổng kinh phí đầu tư gần 51 tỷ đồng và dung tích hồ chứa khoảng 2,8 triệu mét khối nước. Huyện Bù Đốp hiện đang xây dựng kế hoạch phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao nhằm phát huy tối đa lợi ích từ công trình.
“Định hướng sắp tới, cái thứ nhất là về mặt sản xuất thì chúng tôi sẽ xây dựng cái kế hoạch và tuyên truyền là vận động người dân sản xuất là theo hướng hữu cơ và chăm sóc theo đúng quy trình và theo hướng Viet Gap và Global GAP đảm bảo về chất lượng cũng như số lượng để cung cấp ra thị trường và hai nữa là hướng dẫn cho người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm cái giá thành xuống. Trước những cái diễn biến về giá của thị trường thì mục tiêu giảm giá thành đó là mục tiêu hàng đầu để người dân sản xuất ổn định”
Là huyện biên giới với nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, Bù Đốp đã thay đổi đáng kể nhờ sự đầu tư vào các công trình thủy lợi, đặc biệt là hồ đập Bù Tam. Diện mạo nông thôn không ngừng đổi mới, góp phần nâng cao đời sống người dân và đảm bảo an ninh khu vực biên giới.