Quy định mới của châu Âu về chống phá rừng (EUDR) đã đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt với 3 ngành hàng của Việt Nam là cà phê, cao su và gỗ.
JDE PEET’S HỖ TRỢ GIẢI PHÁP NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM 100% KHÔNG GÂY MẤT RỪNG
Chiều 27/9 vừa qua, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan đã tiếp và làm việc với Phó Chủ tịch phụ trách Chương trình bền vững của Tập đoàn JDE Peet’s Laurent Alexandre Sagarra về Quy định không phá rừng của liên minh châu Âu (EUDR).l===
Bộ trưởng đánh giá cao đóng góp của JDE cho ngành cà phê Việt Nam, khi trong hơn 1 thập kỷ qua, JDE Peet’s đã nỗ lực cùng Bộ Nông nghiệp và PTNT, các tỉnh Tây Nguyên, các công ty cà phê triển khai thử nghiệm cách tiếp cận cảnh quan và thực hành sản xuất cà phê bền vững để xây dựng gần 100.000 ha vùng nguyên liệu cà phê và hồ tiêu, giúp giảm phát thải 60% và tăng 15% thu nhập cho 15.000 hộ sản xuất cà phê và hồ tiêu tại khu vực Tây Nguyên.
PV : Băng Bộ trưởng lê Minh hoan
“Các kết quả này rất ấn tượng, tôi đề nghị JDE tiếp tục phát huy các dự án đang triển khai, đồng thời tiếp tục tích cực tham gia trong Nhóm Công tác PPP ngành hàng cà phê.” (phần trích dẫn này chắc có ở video vs phần ghi của em đó).
Quy định mới của châu âu về chống phá rừng (EUDR) đã đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt với 3 ngành hàng của Việt Nam là cà phê, cao su và gỗ. Do đó, để thích ứng với quy định này, phía Bộ NN-PTNT cần sự hợp tác của các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế để xây dựng các ngành hàng nông nghiệp, đặc biệt là ngành cà phê bền vững hơn.
PV ông LAURENT ALEXANDRE SAGARRA
Pv 1: Chiến lược của JDE Peet’s dựa trên 3 trụ cột quan trọng đó là lựa chọn những nguồn cung có trách nhiệm khi chúng ta nói đến các quốc gia cung cấp, xuất khẩu cà phê; thứ hai là giảm thiểu dấu chân hay nói cách khác là giảm thiểu tác động tới khí hậu và rác thải; cuối cùng là kết nối con người nhằm mang lại lợi ích cho các bên liên qua với chúng tôi gồm người nông dân, nhà sản xuất, nhà cung cấp, các đối tác, vv.
Hơn 10 năm qua, chúng tôi đã sát cánh cùng ngành cà phê Việt Nam, hỗ trợ ngành thông qua nhiều chương trình, dự án. Từ đó, thúc đẩy chiến lược trên để xây dựng ngành cà phê Việt Nam bền vững.
PV2: Sự cam kết của chúng tôi ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở 10 năm, hiện nay chúng tôi có khoảng 15 dự án đang hoạt động liên quan đến 150,000 nông dân. EUDR có thể được coi là một vấn đề mà chúng ta cần giải quyết trong thời gian tới, đây không chỉ là thách thức riêng đối với Việt Nam mà còn là vấn đề của thế giới.
Bởi mất rừng là một trong những yếu tố về tự nhiên góp phần lớn gây ra biến đổi khí hậu, từ đó đe dọa nghiêm trọng tới ngành cà phê thế giới, trong đó có Việt Nam. Cuộc gặp với Bộ trưởng NN-PTNT ngày hôm nay nhằm trao đổi về vấn đề chúng ta có thể hợp tác thế nào để tìm ra giải pháp để giúp ngành cà phê Việt Nam đảm bảo 100% không gây mất rừng theo quy định của EUDR. Như vậy, người nông dân Việt Nam có thể xuất khẩu cà phê sang EU và duy trì tiếp cận thị trường này.