| Hotline: 0983.970.780

IDH và các đối tác hỗ trợ Việt Nam thích ứng quy định EUDR

Thứ Tư 27/09/2023 , 22:13 (GMT+7)

IDH và các đối tác công tư trong thời gian tới sẽ ưu tiên hỗ trợ triển khai các giải pháp thích ứng với Quy định EUDR. 

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass và phái đoàn đã có chuyến thăm và làm việc với Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững (IDH) và UBND huyện Ea H’leo ngày 26/9. 

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass và phái đoàn đã có chuyến thăm và làm việc với Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững (IDH) và UBND huyện Ea H’leo ngày 26/9. 

Bài liên quan

Ngày 26/9, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass và phái đoàn đã có chuyến thăm và làm việc với Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững (IDH) và UBND huyện Ea H’leo tại vùng Cà phê Cảnh quan Bền vững huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk.

Chuyến đi nhằm mục tiêu đánh giá những kết quả đã đạt được trong thời gian từ 2020 đến nay, thảo luận về kế hoạch trong giai đoạn 2023 - 2026, tầm nhìn năm 2030. Trước đó, ngày 25/9, Đại sứ và phái đoàn đã có buổi gặp mặt và chào xã giao với lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk. 

Trong khuôn khổ chuyến thăm vùng, Đại sứ đã trao đổi với lãnh đạo UBND huyện Ea H’leo về sự phối hợp của chính quyền địa phương với IDH và khu vực tư nhân trong việc xây dựng và phát triển chuỗi giá trị bền vững; Kế hoạch triển khai các giải pháp thúc đẩy tuân thủ Quy định Chống phá rừng của Liên minh Châu Âu (EUDR) của huyện Ea H’leo. 

Phát biểu tại buổi làm việc, Đại sứ Thomas Gass chia sẻ: “Sản xuất cà phê bền vững cần có sự cam kết từ cả khu vực công và tư nhân trong chuỗi giá trị. HTX đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố năng lực, trao quyền và tăng cường sự tham gia của các nhà sản xuất cà phê nhỏ lẻ. Dự án do IDH đang triển khai và do chính phủ Thụy Sĩ, Hà Lan, EU tài trợ thúc đẩy mối quan hệ đối tác đó ở Việt Nam”.

Đại sứ cũng dành thời gian đi thăm HTX xã Trọng Phú, thôn 5 xã Ea Hiao và đi thăm vườn cà phê của thành viên HTX. Tại đây, ngài Đại sứ đã gặp gỡ và trao đổi với nông dân về tiến độ thực hiện dự án và các tác động đến đời sống của người nông dân cũng như đối với môi trường.

Đại sứ Thomas Gass thăm HTX xã Trọng Phú, thôn 5 xã Ea Hiao và đi thăm vườn cà phê của thành viên HTX. 

Đại sứ Thomas Gass thăm HTX xã Trọng Phú, thôn 5 xã Ea Hiao và đi thăm vườn cà phê của thành viên HTX. 

Thông qua cơ chế hợp tác công tư, từ năm 2020 huyện Ea H’leo đã phối hợp với IDH, Intimex và JDE triển khai thí điểm dự án: “Mô hình cung ứng dịch vụ đầu vào cho sản xuất cà phê bền vững - SDM". Dự án được triển khai tại xã Ea Hiao (nơi có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao, chiếm 36%) và có mục tiêu thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, sản xuất có trách nhiệm, cải thiện và nâng cao thu nhập cho người trồng cà phê, thông qua nâng cao năng lực sản xuất cho nông dân bằng các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng xen/nông lâm kết hợp, quản lý dinh dưỡng đất, nước tưới, và liên kết sản xuất, kết nối thị trường, hỗ trợ thành lập HTX, nâng cao năng lực quản lý, tập huấn kỹ thuật thu hái, chế biến cà phê chất lượng cao và tổ chức thu mua sản phẩm. 

Tính đến hết năm 2022, sau gần 3 năm triển khai, dự án đã có những kết quả tích cực. Đối với cộng đồng, dự án giúp tăng nhận thức của cán bộ các cấp và người dân về sản xuất bền vững, sản xuất có trách nhiệm. Thu nhập của nông dân được cải thiện nhờ giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá bán tốt hơn với 30% số hộ tăng thu nhập thêm 20%; 100% hộ nhận được hỗ trợ kỹ thuật và khoản đầu tư để áp dụng các biện pháp thực hành có trách nhiệm. 

Bên cạnh đó, dự án còn có tác động tới thực hành kinh doanh khi kết quả của dự án đã tác động đến công ty Intimex (đơn vị thu mua cà phê chính trên địa bàn) trong việc định hướng chiến lược kinh doanh và tập trung phát triển vùng nguyên liệu bền vững đảm bảo chất lượng và truy xuất nguồn gốc minh bạch. Liên minh các đối tác công tư (JDE Peet's, IDH và Intimex cùng UBND huyện Ea H’leo) cũng thống nhất nhân rộng mô hình cung ứng dịch vụ sang 3 xã mới gồm Cư Mốt, Ea Khal và Ea Ral. Đồng thời, lên kế hoạch liên kết triển khai sản xuất cà phê trên toàn bộ các xã thuộc huyện Ea H'leo theo phương pháp tiếp cận cảnh quan, tiến tới hình thành vùng nguyên liệu cung ứng bền vững của huyện.

Cũng tại buổi làm việc, bà Phan Thị Vân - Giám đốc chương trình, IDH cho biết, Đắk Lắk là địa phương tiên phong, đang phối hợp chặt chẽ với IDH và các công ty nhằm xây dựng và thực hiện chương trình cà phê và cảnh quan bền vững, tiến tới hình thành các vùng nguyên liệu quy mô lớn đáp ứng yêu cầu của thị trường. IDH đang hợp tác cùng Bộ NN-PTNT, UBND các tỉnh Tây Nguyên và các công ty như JDE Peets, Intimex, Simexco, ACOM, LDC,... xúc tiến mở rộng quy mô tác động theo tiếp cận cảnh quan, đảm bảo hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - bảo vệ môi trường và an sinh xã hội. 

Đại sứ Thomas Gass chia sẻ: 'HTX đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố năng lực, trao quyền và tăng cường sự tham gia của các nhà sản xuất cà phê nhỏ lẻ'. 

Đại sứ Thomas Gass chia sẻ: "HTX đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố năng lực, trao quyền và tăng cường sự tham gia của các nhà sản xuất cà phê nhỏ lẻ". 

“IDH và các đối tác công tư trong thời gian tới sẽ ưu tiên hỗ trợ triển khai các giải pháp thích ứng với Quy định Chống phá rừng và suy thoái rừng của Liên minh Châu Âu (EUDR), cũng như nhân rộng các thực hành sản xuất phát thải thải thấp trên toàn khu vực Tây Nguyên”, bà Vân cho biết. 

Ông Đỗ Ngọc Sỹ, giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, JDE Peet's chia sẻ: “JDE cam kết đến năm 2025 sẽ mua 100% cà phê có trách nhiệm và cam kết tiếp tục đồng hành cùng IDH, Intimex để hỗ trợ ngành cà phê Việt Nam nói chung và cà phê của Ea H’leo nói riêng xanh, sạch hơn”.

​​Tại Việt Nam, IDH đã triển khai Chương trình Cảnh quan Bền vững (ISLA) từ năm 2014 tại Tây Nguyên với trọng tâm là thúc đẩy hợp tác công - tư cùng sự tham gia của các nhà nhập khẩu, người mua cuối, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, nông dân... trong quản lý, đầu tư và triển khai các hoạt động can thiệp đồng bộ trong các chuỗi ngành hàng chính của khu vực như cà phê, hồ tiêu. Chương trình này hướng đến giải quyết các thách thức về sản xuất nông nghiệp bền vững trên quy mô lớn, gắn với bảo vệ môi trường (tài nguyên rừng, đất, nước) và gia tăng sinh kế của nông hộ”.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.