Nghề nuôi nhốt động vật hoang dã ở huyện Bố Trạch đang phát triển mạnh, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã thực hiện kiểm soát chặt hoạt động này.
MC: Huyện Bố Trạch là địa phương đứng đầu của tỉnh Quảng Bình về số hộ nuôi, tổng đàn nuôi các loại động vật rừng quý hiếm hiếm và động vật hoang dã nguy cấp. Đây cũng là nghề nuôi mới, có điều kiện kiện và sự quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng.
Chúng tôi ghé vào cơ sở nuôi chồn mốc của bà Trần Thị Tình (xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch). Khu nuôi nhốt động vật hoang dã được đặt cách xa khu dân cư. Cách đây 3 năm, cơ sở mua 7 cặp giống chồn mốc về thả nuôi. Đến nay, cơ sở đang duy trì 34 con, chủ yếu là nuôi sinh sản để bán giống. Tính từ khi mua giống về thả thì khoảng sau một năm thì chồn sinh sản. Chồn cái có chửa được khoảng 2 tháng 10 ngày thì sinh sản được 2 - 3 con mỗi lứa. Chồn cái được chăm sóc tốt trung bình sinh 3 lứa mỗi năm.
Phỏng vấn anh Anh Nguyễn Anh Tuấn, nhân viên phụ trách khu trại tại xã Sơn Lộc, Bố Trạch, Quảng Bình
Tại xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, cũng đã có nhiều hộ dân đầu tư phát triển nghề nuôi mới này. Gia đình ông Dương Đức Khanh đầu tư hệ thống chuồng trại khá bài bản và hiện cơ sở nuôi của ông có trên 40 con chồn hương gồm 10 con đực và 30 con cái. Theo nhiều bà con, chồn được nuôi trong chuồng kín, người nuôi cho ăn theo định kỳ và thức ăn cũng không khó kiếm. Nuôi chồn hương cũng ít rủi ro hơn và giá bán cao nên dù nuôi số lượng ít mà thu nhập lớn.
Phỏng vấn ông Dương Đức Khanh, chủ cơ sở nuôi tại xã Đồng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
Dù là nghề nuôi mới, nhưng các thủ tục chăn nuôi phải tuân thủ theo quy định của phát luật. Vì vậy, chính quyền địa phương cấp xã đã quan tâm, hỗ trợ bà con trong việc thực hiện thủ tục ban đầu và tạo điều kiện cho các cơ sở nuôi trên địa bàn.
Phỏng vấn ông Dương Trường Chinh, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
Từ vài hộ nuôi ban đầu với số lượng ít, chỉ trong thời gian ngắn, trên địa bàn huyện Bố Trạch đã có trên 30 cơ sở nuôi nhốt cầy vòi hương, cầy vòi mốc với tổng đàn gần 500 con. Hạt Kiểm lâm huyện Bố Trạch đã đã đưa vào quản lý đăng ký mã số cho 23 cơ sở. Những cơ sở còn lại đang trong giai đoạn làm thủ tục hồ sơ để được cấp mã số. Lượng lực kiểm lâm đã làm việc hết sức mình nhằm hỗ trợ bà con trong quá trình phát triển nghề nuôi mới. Đồng thời, hỗ trợ bà con thực hiện đúng những quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.
Phỏng vấn ông Đoàn Văn Ngãi, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Bố Trạch, Quảng Bình
Nhằm kiểm soát chặt chẽ việc nuôi nhốt động vật hoang dã, các cơ quan như Hạt Kiểm lâm, Phòng NN-PTNT huyện, chính quyền địa phương cấp xã, thị trấn… đã tham mưu cho UBND huyện có quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở nuôi, đàn vật nuôi theo lộ trình, kiểm soát phát triển và đầu ra sản phẩm. Qua đó, đã dần đưa việc phát triển chăn nuôi mới này vào đúng lộ trình, không phát triển nóng vội.
Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch
Việc kiểm soát chặt và phát triển có điều kiện của nuôi nhốt động vật hoang dã trên địa bàn huyện Bố Trạch đã tạo thu nhập cao, ổn định cho người nuôi. Đồng thời, qua đó cũng đã góp phần bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp, hạn chế tối đa việc săn bắt, mua bán động vật hoang dã quý hiếm trên địa bàn.