Xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, Yên Bái có trên 900 hộ nuôi vịt với khoảng 18.000 con, mỗi năm mang lại thu nhập gần 2 tỷ đồng. Để giúp người chăn nuôi bền vững, ngành nông nghiệp hướng dẫn người dân phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng định kỳ để đàn vịt phát triển tốt.
Trang trại nuôi nuôi vịt theo quy mô hàng hóa 300 con/lứa của gia đình bà Hoàng Thị Sợi ở thôn Tông Pình Cại, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái nằm ngay bên bờ suối có nguồn nước sạch chảy ra từ khe núi. Nhà bà Sợi và các hộ dân trong xã nuôi giống vịt bầu cổ xanh bản địa có đặc điểm lông vằn, mình tròn, chân ngắn, cổ ngắn...
Khi chăn nuôi hoàng hóa việc phòng chống dịch bệnh là quan trọng nhất để tránh thiệt hại lớn, bà Sợi lựa chọn mua con giống tại địa phương, thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, rắc vôi bột khử trùng và tiêm phòng các loại vacxin cho đàn vịt. Nhờ đó, đàn vịt luôn phát triển khỏe mạnh, chưa từng xảy dịch bệnh. Trong năm nay, bà Sợi đã xuất bán khoảng hơn 300 con vịt thương phẩm với giá từ 80.000 – 100.000 đồng/kg, lợi nhuận hơn 50 triệu đồng.
PB Bà HOÀNG THỊ SỢI, Xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, Yên Bái: “năm nay gia đình tôi nuôi 3 lứa, mỗi lứa từ 70 con trở lên, hiện đang tiếp tục nuôi lứa thứ tư. Lúc vịt bé thì phải úm, nuôi nhốt, khi lớn mới thả ra suối, cho ăn thêm ngô, chuối còn vịt chủ yếu ăn rêu, ốc. Vịt đủ tuổi thì thương lái sẽ đến tận nơi bắt hết cả đàn.”
Gia đình chị Hoàng Thị Dịu hàng xóm nhà bà Sợi là hộ có nhiều năm kinh nghiệm chăn nuôi vịt bầu bản địa. Theo chị Dịu, để có vịt thương phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn bán ra thị trường thì nuôi ít nhất trên 3 tháng. Sau khoảng 3,5 - 4 tháng, vịt chéo cánh, xanh đầu, đạt trọng lượng trung bình 2kg là có thể xuất bán. Để đàn vịt sạch bệnh, cần có nguồn nước sạch tự nhiên và chú trọng phòng chống dịch bệnh, tiêm vacxin định kỳ. Nuôi vịt chỉ là nghề phụ, nhưng mỗi năm gia đình chị có thể bán vài trăm con, thu nhập từ 60-70 triệu đồng.
PB Chị HOÀNG THỊ DỊU, Xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, Yên Bái: “năm nay nhà tôi nuôi được hơn 400 con đã được xuất bán, hiện giờ chỉ còn lại khoảng 100 con vịt. Lúc vịt bé thì phải nuôi nhốt và tiêm phòng vacxin 2 lần, nếu thả ra rễ bị dịch bệnh, vì vậy sau khoảng 1 tháng vịt cứng cáp thì thả ra suối cho ăn ngô chuối để có chất lượng thịt chắc thơm.”
Hiện, ở xã Lâm Thượng có trên 900 hộ nuôi vịt với khoảng 18.000, mỗi năm mang lại thu nhập gần 2 tỷ đồng. Để giúp người chăn nuôi bền vững, xã phối hợp với ngành nông nghiệp tuyên truyền, hỗ trợ người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh, thực hiện tiêm phòng định kỳ để đàn vịt phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh lớn. Ngoài ra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia cầm, thủy cầm lạ vào địa phương để tránh mang mầm bệnh và làm ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín của vịt địa phương.
PB Ông TRIỆU VĂN LÝ, Phó Chủ tịch UBND xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, Yên Bái: “chính quyền xã thường xuyên tuyên truyền bà con giữ gìn nguồn gen vịt bản địa và phát triển chăn nuôi theo quy mô hàng hóa. Trong quá trình chăn nuôi cũng vận động người dân chăn nuôi sạch, an toàn dịch bệnh và tận dụng nông sản sẵn có để chăn nuôi. Xã cũng quản lí chặt chẽ việc vận chuyển, mua bán vịt vào địa bàn tránh làm ảnh hưởng đàn vịt địa phương.”
Bên cạnh việc nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học, ngành chức năng còn hướng dẫn bà con áp dụng khoa học, kỹ thuật, bảo vệ môi trường chăn nuôi. Tiếp bảo tồn nguồn giống vịt bản địa, nâng cao chất lượng sản phẩm vịt đặc sản để mở rộng thị trường.