Ông Dương Văn Minh, sinh năm 1953 ở ấp Điều Hòa, xã Bạch Đằng, đã tự ủ phân hữu cơ từ nguyên liệu tự nhiên, canh tác cho vườn bưởi gần 1ha, mỗi năm thu hoạch hơn 20 tấn quả.
Lão nông hơn 70 tuổi tự ủ phân hữu cỡ, trồng bưởi cho 20 tấn/ha/năm
Lão nông ở Bình Dương tự ủ phân hữu cỡ để canh tác bưởi an toàn
Sapo: Ông Dương Văn Minh, sinh năm 1953 ở ấp Điều Hòa, xã Bạch Đằng, tỉnh Bình Dương đã tự tay ủ phân hữu cơ từ nguyên liệu tự nhiên, canh tác cho vườn bưởi gần 1ha mỗi năm cho hơn 20 tấn quả.
Ông Dương Văn Minh, nông dân kỳ cựu tại ấp Điều Hòa, xã Bạch Đằng, tỉnh Bình Dương là người tiên phong trong việc áp dụng quy trình canh tác bưởi hữu cơ. Với diện tích vườn chưa đầy 1 ha, ông Minh đã đầu tư hệ thống phun tưới tự động, học cách tự ủ phân hữu cơ và sử dụng chế phẩm sinh học để chăm sóc vườn bưởi của mình. Nhờ đó, năng suất vườn luôn duy trì trên 20 tấn/năm.
Ông DƯƠNG VĂN MINH - Xã Bạch Đằng, TX Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Ở trái bưởi, chất lượng của nó là yếu tố quan trọng nhất, quyết định giá trị và khả năng tiêu thụ. Một điều đặc thù của cây bưởi là chất lượng trái bưởi phụ thuộc rất nhiều vào phân hữu cơ. Nếu không sử dụng phân hữu cơ, trái bưởi sẽ không bao giờ đạt yêu cầu cao của người tiêu dùng và sẽ không ngon.
Theo ông Minh, để canh tác bưởi khỏe và cho trái ngọt, thì yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu là nuôi dưỡng đất, do đó không chỉ từ ủ phân hữu cơ, mà ông còn nuôi trùng quế trong đất, tận dụng tập tính của trùng quế để làm cho đất tơi xốp một cách tự nhiên. Ngoài ra, ông còn tận dụng phế phụ phẩm từ vỏ bưởi hoặc trái bưởi non để sản xuất tinh dầu, rượu, để cung cấp sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng.
Ông DƯƠNG VĂN MINH - Xã Bạch Đằng, TX Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Hiện nay, Bạch Đằng đã dần phát triển các ngành công nghiệp chế biến các thành phần trong trái bưởi. Ví dụ, người ta sử dụng vỏ bưởi để ủ lên men, chiết xuất tinh dầu, và chế biến thành các sản phẩm dược phẩm. Những phần trước đây được coi là phế liệu trong ngành nông nghiệp giờ đây đã trở thành nguyên liệu quý giá cho ngành công nghiệp chế biến.
Bà PHẠM NGỌC DUNG - Chủ tịch UBND xã Bạch Đằng, TX Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Việc trồng bưởi trên địa bàn cũng được áp dụng các kỹ thuật và công nghệ số như truy xuất nguồn gốc và quét mã QR. Nhờ những ứng dụng này, người dân dễ dàng hơn trong việc sản xuất, giao thương, và mua bán không chỉ trong xã Bạch Đằng mà còn vươn ra cả trong và ngoài tỉnh. Thông qua các hiệp hội và đơn vị liên quan, xã Bạch Đằng đã nhận được nhiều hỗ trợ trong việc sản xuất và trao đổi sản phẩm của người dân.
Mô hình canh tác bưởi của ông Dương Văn Minh không chỉ tăng hiệu quả về kinh tế mà còn khẳng định vai trò của tri thức trong nông nghiệp hiện đại. Sự kết hợp giữa canh tác bền vững và công nghệ số đã giúp ông tối ưu hóa quá trình sản xuất, tăng cường giá trị sản phẩm. Đây là hướng đi đúng đắn, tạo cảm hứng cho những người nông dân khác, giúp nâng cao trình độ và khẳng định vị thế của nông dân trong nền nông nghiệp 4.0.